Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tỏ lòng

531 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Tỏ lòng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Những tác phẩm của tác giả Phạm Ngũ Lão là

  • A. "Tỏ lòng" và "Cáo bệnh bảo mọi người".
  • B. "Tỏ lòng" và "Cảnh ngày hè".
  • C. "Tỏ lòng" và "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương".
  • D. "Tỏ lòng" và "Phò giá về kinh".

Câu 2: Cụm từ "khí thế nuốt trâu" được hiểu là:

  • A. khí phách mạnh mẽ.
  • B. khí phách anh hùng.
  • C. khí phách lão luyện.
  • D. khí phách hiên ngang.

Câu 3: Dòng nào không gắn với nội dung bài thơ Tỏ lòng?

  • A. Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần
  • B. Chí lớn lập công danh của con người thời Trần
  • C. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người thời Trần
  • D. Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyếtthắng thời Trần

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong câu thơ thứ hai là gì?

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Liệt kê

Câu 5: Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “Ba quân” ?

  • A. Hình ảnh quân đội nhà Trần.
  • B. Hình ảnh dân tộc.
  • C. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên.
  • D. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên.

Câu 6: Dòng nào nêu đúng nhất lí do “thẹn” của nhà thơ ?

  • A. Chưa đạt được danh vọng gì nên xấu hổ với vợ con, tổ tiên.
  • B. Chưa lập công, lập danh và chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước.
  • C. Chưa tài giỏi và giàu sang như Vũ hầu.
  • D. Chưa có địa vị và quyền cao chức trọng như Vũ hầu.

Câu 7: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ?

  • A. Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát
  • B. Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi
  • C. Ngôn ngữ trong sáng, đậm đà bản sắc dân tộc
  • D. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ, súc tích

Câu 8: Chủ thể trữ tình của "Tỏ lòng" là :

  • A. một nhà nho.
  • B. một nhà sư.
  • C. một nhà vua.
  • D. một vị tướng.

Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Người làng Phù Ủng, huyện Đường hào, nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên.
  • B. Là con rể nuôi của Trần Quốc Tuấn
  • C. Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
  • D. Là một nhà quan văn, nên ông thích ngâm thơ đọc sách.

Câu 10: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ thứ hai trong bài “Thuật hoài”?

  • A. Tam quân là ba người lính, đồng thời cũng có thể hiểu là ba đạo quân.
  • B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng đồng thời nói về sức mạnh của toàn dân tộc
  • C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp của hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan.
  • D. Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn.

Câu 11: Bài "Tỏ lòng" gợi cho em cảm nhận được:

  • A. Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần
  • B. Ý chí sắt đá của con người thời Trần.
  • C. Ước mơ công hầu, khanh tướng của con người thời Trần.
  • D. Ý nguyện về sự hy sinh của con người thời Trần

Câu 12: Ai là tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Trần Quang Khải
  • B. Phạm Ngũ Lão
  • C. Trần Quốc Tuấn
  • D. Trương Hán Siêu

Câu 13: Bài thơ “Thuật hoài” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất
  • B. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai
  • C. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba
  • D. Tất cả đều sai

Câu 14: Tình cảm, cảm xúc nao không được thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Tự hào về khí thế và sức manh của quân đội thời trần
  • B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh
  • C. Tình yêu nước, tự hào dân tộC.
  • D. Phê phán triều đình phong kiến
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Tỏ lòng


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội