Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn tự sự
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thế nào là lập dàn ý bài văn tự sự?
- A. Là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- B. Là phân tích nội dung chi tiết cho từng phần phân tích của mình.
- C. Là việc tóm tắt lại nội dung chính của một tác phẩm.
- D. Là bày tỏ quan điểm cá nhân về một chi tiết trong tác phẩm.
Câu 2: Dàn ý bài văn tự sự gồm mấy phần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. Do người viết tự chia theo nhu cầu
Câu 3: Phần mở bài của một bài văn tự sự nên đề cập đến nội dung gì?
- A. Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
- B. Giới thiệu tác giả
- C. Giới thiệu các yếu tố nghệ thuật, nội dung xuất hiện trong đoạn trích của một tác phẩm
Câu 4: Phần kết bài nên viết về nội dung gì?
- A. Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- B. Liệt kê những điểm nổi bật của câu chuyện.
- C. Nêu nhận xét, đánh giá về tác giả.
- D. Nêu cảm nghĩa của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một các hợp lí, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 6: Dàn ý sau phù hợp với đề bài nào?
Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến.
Thân bài:
- Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…
- Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.
- Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật.
Kết bài: Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương.
- A. Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa thang Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
- B. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ.
- C. Chị Dậu chân yếu tay mềm đã không thể chống lại với thời thế, dành nhắm mắt mặc kệ số phận nổi trôi. Bầu trời ngoài kia xám đen như chính tương lai phía trước của chị.
- D. Chị Dậu vùng lên nhưng lại nhận được cái kết bi thảm. Đến cái sinh mạng của mình chị cũng chẳng giữ được nữa rồi.
Câu 7: Trong tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành, nhà văn đã hình thàn ý tưởng dựa trên điều gì?
- A. Nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
- B. Nhà văn muốn kể lại câu chuyện về vẻ đẹp của rừng núi Tây Nguyên.
- C. Nhà văn muốn kể lại câu chuyện về con người nơi núi rừng Tây Nguyên.
Câu 8: Chi tiết tạo điểm nhấn cho tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyên Ngọc là gì?
- A. Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.
- B. Cảnh đại ngàn Tây Nguyên cùng ánh sáng, âm thanh đậm chất núi rừng.
- C. Cảnh chiến đâu của Tnú với kẻ địch một cách kiên cường, dũng cảm.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật… là một bước rất quan trọng tạo nên thành công cho bài viết tự sự, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 10: Qua đoạn trích của nhà văn Nguyên Ngọc nói về tác phẩm Rừng xà nu trong SGK trang 44-45, chúng ta rút ra được bài học gì về việc lên ý tưởng cho bài văn tự sự?
- A. Hình thành ý tưởng là một bước mấu chốt để viết được một bài văn tốt.
- B. Hình thành ý tưởng không quan trọng bằng việc chọn chi tiết miêu tả đặc sắc
- C. Hình thành ý tưởng chỉ là tiền đề cho các thao tác sáng tác về sau.
Câu 11: Các sự việc, chi tiết của câu chuyện được sắp xếp theo trình tự nào?
- A. Trật tự thời gian
- B. Đảo trật tự thời gian
- C. Đan xen trật tự trước sau
- D. Cả A. B và C
Câu 12: Sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí về quá trình lập ý cho bài tự sự:
1 – Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
2 – Lập dàn ý theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
3 – Dự kiến đề tài.
4 – Xác định các nhân vật.
- A. 1 – 4 – 3 – 2
- B. 1 – 2 – 3 – 4
- C. 3 – 4 – 1 – 2
- D. 4 – 3 – 1 – 2
Câu 13: Theo mô hình cấu trúc truyền thống của tác phẩm tự sự (trình bày – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc) thì khai đoan nằm ở phần nào?
- A. Mở bài
- B. Thân bài
- C. Kết bài
- D. Có thể cả ở mở bài và thân bài
Câu 14: Với đề bài: Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình, ý nào sau đây không phù hợp?
- A. Cuộc sống tự do của con chim vàng anh khi chưa bị nhốt.
- B. Cuộc sống và tâm tư của con chim vàng anh khi bị nhốt.
- C. Tưởng tượng về tương lại.
- D. Lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ ba.
Câu 15: Khi viết về câu chuyện: Một học sinh tốt, phạm phải sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ và vươn lên thì ý nào sau đây không phải là ý chính của câu chuyện?
- A. Những đức tính tốt đẹp của học sinh.
- B. Bị kẻ xấu lôi kéo, phạm sai lầm.
- C. Những tâm tư đau khổ, dằn vặt.
- D. Cuộc đấu tranh vươn lên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình
- Tải câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các thao tác nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Đại cáo Bình Ngô
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao hài hước
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện Kiều
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản văn học