Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện Kiều
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Truyện Kiều trang 92 sgk. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Năm sinh – năm mất của Nguyễn Du là:
- A. Sinh năm 1765 – mất năm 1822
- B. Sinh năm 1764 – mất năm 1820
- C. Sinh năm 1765 – mất năm 1820
- D. Sinh năm 1765 – mất năm 1821
Câu 2: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là:
- A. Gắn chặt tình đời và tình người
- C. Tình yêu cuộc sống
- B. Tình yêu con người
- D. Đề cao cảm xúc
Câu 3: Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (tú tài) vào năm nào?
- A. 1781
- B. 1783
- C. 1785
- D. 1789
Câu 4: Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu?
- A. Hà Tây
- B. Nghệ An
- C. Hải Dương
- D. Thăng Long
Câu 5: Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào?
- A. Nhà Trần
- B. Nhà Tây Sơn
- C. Nhà Lê – Trịnh
- D. Nhà Nguyễn
Câu 6: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du:
- A. Thanh Hiên
- B. Tố Như
- C. Bạch Vân
- D. Ức Trai
Câu 7: Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào?
- A. Nhà Trần
- B. Nhà Tây Sơn
- C. Nhà Lê – Trịnh
- D. Nhà Nguyễn
Câu 8: Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm trời của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào?
- A. 1781
- B. 1783
- C. 1785
- D. 1789
Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?
- A. Ức trai thi tập.
- B. Nam Trung tạp ngâm.
- C. Thanh Hiên thi tập.
- D. Truyện Kiều.
Câu 10: Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?
“Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
- A. Đoạn trường tân thanh
- C. Bắc hành tạp lục
- B. Văn chiêu hồn
- D. Thăng long thành giả ca
Câu 11: Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du được đánh giá như thế nào?
- A. Ông hoàng của thơ Nôm
- B. Nhà thơ nhân đạo
- C. Nhà văn chính luận kiệt xuất
- D. Nhà thơ trữ tình chính trị
Câu 12: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?
- A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc.
- B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ.
- C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ.
- D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước.
Câu 13: Những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du trong các sáng tác bằng chữ Hán là gì?
- A. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán cái xấu
- B. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người.
- C. Cảm thông với những số phận nhỏ bé, bị chà đạp
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?
- A. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
- B. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
- C. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
- D. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm
Câu 15: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
- A. Từ trong dân gian.
- B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
- C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
- D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.
Câu 16: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :
- A. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- C. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- D. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
Câu 17: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là :
- A. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.
- B. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.
- C. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 18: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :
- A. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.
- B. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
- C. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
- D. Cả A và B.
- E. Cả B cà C
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tựa " Trích diễm thi" tập
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Đại cáo Bình Ngô
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Phú sông Bạch Đằng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Uy-lít-xơ trở về
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện Kiều
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Cảm xúc mùa thu
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối