Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 2: Lập dàn ý là gì?
- A. Triển khai các ý trước khi viết.
- B. Chọn ra các ý cần viết.
- C. Lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 3: Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được điều gì?
- A. Nội dung chủ yếu
- B. Những luận điểm, luận cứ cần triển khai
- C. Phạm vi và mức độ nghị luận
- D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 4: Ngoài ra, việc lập dàn ý bài văn nghị luận còn giúp cho người viết như thế nào?
- A. Tránh tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý
- B. Tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng
- C. Phân phối thời gian làm bài hợp lí
- D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 5: Khi tìm ý cho bài văn nghị luận, ta cần làm gì?
- A. Xác định luận đề
- B. Xác định các luận điểm
- C. Tìm luận cứ cho các luận điểm
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6: Trong phần thân bài, người viết không cần chú ý điều gì?
- A. Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp.
- B. Sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lí.
- C. Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao?
- D. Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất.
Câu 7: Trong phần kết bài, người viết cần chú ý điều gì?
- A. Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?
- B. Khẳng định những nội dung nào?
- C. Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?
- D. Cả ba đáp án trên.
Câu 8: Cho một đề bài sau đây: Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
Với đề bài này, phần thân bài nên làm rõ những ý chính gì?
- A. Giải thích câu tục ngữ:" Cái khó bó cái khôn"
- B. Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề
- C. Đưa ra kết luận, nêu ra những ví dụ điển hình chứng minh cho câu tục ngữ
- D. Đưa ra bài học cho bản thân và mọi người
- E. Tất cả các ý trên
Câu 9: Vẫn với đề bài của câu 8, phần kết bài nào là phù hợp?
- A. Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.
- B. Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Chính từ những kinh nghệm đúc kết của bản thân mình nên chúng ta có câu tục ngữ: "cái khó bó cái khôn”
- C. Câu tục ngữ là một bài học được ông cha ta đúc kết và truyền lại cho con cháu đời sau học theo. Từ đây giúp ta nhận thức được bài học quý giá rằng cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn, nhưng chính nhờ những khó khăn ấy mà ta có thể thành công được, hãy cố lên và đừng bảo giờ bỏ cuộc.
Câu 10: Cho đề bài sau: Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Theo anh/chị nên hiểu và vận dụng lời dậy đó như thế nào?
Những ý chính gì được viết trong phần thân bài?
- A. Giải thích khái niệm về tài và đức và giải thích ý hiểu về câu nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
- B. Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người
- C. Bài học rút ra cho mỗi người để hướng đến sự hoàn thiện cả tài và đức cho bản thân
- D. Tất cả các ý trên
Câu 11: Mở bài nào là phù hợp với đề bài như trên?
- A. Tài với đức là hai yếu tố có tính liên kết mật thiết với nhau. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
- B. Trong cuộc sống chúng ta luôn được học những bài học nhất định về cách sống sao cho tốt, cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Như các cụ đã từng dạy: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Đức tính cần cù siêng năng sẽ giúp bạn đạt được nhiều kết quả tốt cho tương lai.
- C. Câu hát đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi đứa trẻ Việt Nam khi mới chào đời: "À á à à ơi, à á à à ời." Câu hát thân thương, quen thuộc được bắt nguồn từ đâu, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.
Câu 12: Cho đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của những con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết:" Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới"
Hãy cho biết đề bài yêu cầu triển khai vấn đề gì?
- A. Vai trò của sách
- B. Tìm hiểu về nhà văn M. Go-rơ-ki
- C. Những loại sách thường thấy trong đời sống
- D. Đời sống tinh thần của con người
Câu 13: Luận điểm nào cần có trong bài văn thuyết minh với đề bài trên?
- A. Sách là sản phẩm tinh thần của con người
- B. Vai trò của nhà văn M. Go - rơ - ki trong nền văn học
- C. Khái quát về sự hiểu biết của con người với tự nhiên
- D. Tình yêu của nhân loại với văn học
Câu 14: Những luận cứ nào sau đây không liên quan đến đề bài trên?
- A. Sách là kho tàng trí thức của nhân loại
- B. Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.
- C. Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình
- D. Giá cả của sách trên thị trường hiện nay
Câu 15: Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần:
Mở bài (giới thiệu vấn đề triển khai)
Thân bài (lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ)
Kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề)
Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
=> Kiến thức Soạn văn 10 tập 2 bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trang 89 sgk