Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thề nguyền
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Thề nguyền. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vị trí của đoạn trích Thề nguyền trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- A. 421 đến 442
- B. 411 đến 432
- C. 441 đến 462
- D. 431 đến 452
Câu 2: Dựa vào diễn biến sự việc và tâm trạng nhân vật, nên chia đoạn trích thành mấy đoạn nhỏ là hợp lí?
- A. 2 đoạn (Trước cảnh thề nguyền – Cảnh thề nguyền).
- B. 3 đoạn (Kiều sang nhà Kim Trọng – Kim tỉnh giấc – Thề nguyền).
- C. 4 đoạn (cứ 5 dòng thơ một đoạn).
- D. A và B đều được.
Câu 3: Dòng nào dưới đây xác định không đúng vị trí, bối cảnh chung của việc đính ước, thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng?
- A. Sau khi Kim – Kiều gặp nhau ở cuộc du xuân (hội đạp thanh).
- B. Sau khi Kim – Kiều trao nhau kỉ vật.
- C. Trước khi Kim Trọng về hộ tang chú ở Liêu Dương.
- D. Trước khi Kim – Kiều tâm sự (khi cha, mẹ và các em Kiều đi vắng).
Câu 4: Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả chủ yếu qua các loại chi tiết nào?
- A. Âm thanh
- B. Ánh sáng
- C. Hình ảnh
- D. Cả B và C
Câu 5: Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả qua cái nhìn của ai?
- A. Thúy Kiều
- B. Kim Trọng
- C. Thúy Kiều – Kim Trọng
- D. Tác giả – Thúy Kiều – Kim Trọng
Câu 6: Mục đích của cuộc gặp gỡ giữa Kim - Kiều là gì?
- A. Để thỏa nỗi nhớ nhung của đôi lứa yêu nhau
- B. Để nói lời thề nguyền, minh chứng tình yêu của chàng và nàng
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Từ vội, xăm xăm, băng mang một hàm nghĩa khá đặc biệt, đó là gì?
- A. Sự sốt sắng, bao dạn
- B. Sự nhiệt tình
- C. Sự say đắm
- D. Sự liều lĩnh
Câu 8: Nhận xét gì về ánh sáng trong câu thơ: Nhặt thưa gương giọi đầu cành – Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu?
- A. Rất sáng
- B. Rất tối
- C. Mờ tối
- D. Vừa đủ
Câu 9: Sắc độ của ánh sáng trong câu thơ: Vội mừng làm lễ rước vào – Đài sen nối sáp lò đào thêm hương như thế nào?
- A. Rất sáng
- B. Rất tối
- C. Mờ tối
- D. Vừa đủ
Câu 10: Nhận xét về dụng ý của tác giả trong việc thay đổi sắc độ ánh sáng từ đoạn đầu đến đoạn cuối trong đoạn trích qua các câu thơ dẫn ở câu 5, 6, 7 là gì?
- A. Sắc độ ánh sáng giảm dần theo thời gian làm rõ khung cảnh.
- B. Sắc độ ánh sáng tăng dần theo thời gian làm rõ khung cảnh.
- C. Sắc độ ánh sáng giảm dần theo thời gian làm rõ phù hợp với tâm trạng.
- D. Sắc độ ánh sáng tăng dần theo thời gian làm rõ phù hợp với tâm trạng.
Câu 11: Ánh trăng trong câu thơ: "Vừng trăng vằng vặc giữa trời – Đinh ninh hia miệng một lời song song" là:
- A. Rất sáng
- B. Rất tối
- C. Mờ tối
- D. Vừa đủ
Câu 12: Qua đoạn trích Thề nguyện, nhận xét nào sau đây đúng với quan niệm trong tình yêu của Nguyễn Du
- A. Quan niệm tình yêu tiến bộ, táo bạo vượt thời đại: sự chủ động trong tình yêu
- B. Quan niệm tình yêu thời cổ đại: phụ nữ luôn là người bị động
- C. Không nêu rõ quan niệm gì
Câu 13: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền thể hiện qua sự lựa chọn tinh tế hình ảnh, từ ngữ và sử dụng hợp lí và có hiệu quả các biện pháp tu từ, các điển tích điển cố…đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 14: Giá trị nội dung của đoạn trích Thề nguyền đem lại là gì?
- A. Tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công
- B. Tư tưởng an phận thủ thường, mặc cho số phận nổi trôi giữa xã hội cũ thối nát.
- C. Tư tưởng táo bạo, vùng lên chiến đấu vì bản thân mình.
- D. Tư tưởng hi sinh vì mọi người, không màng đến lợi ích bản thân
Câu 15: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Trong đoạn trích này sử dụng bao nhiêu biện pháp tu từ? Là những biện pháp nào?
"Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ cân vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương."
- A. Không có biện pháp nghệ thuật gì
- B. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và từ láy
- C. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa và hoán dụ
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Chí khí anh hùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Trao duyên
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Đại cáo Bình Ngô
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự