Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bố cục của một bài văn thuyết minh gồm mấy phần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 2: Liệt kê các phần của một bài văn thuyết mình?
- A. Mở bài, thân bài, kết bài
- B. Mở bài, kết bài
- C. Mở bài, thân bài, phụ lục giải thích, kết bài
- D. Mở bài, thân bài, kết bài, phần mở rộng
Câu 3: Phần mở bài của bài văn thuyết minh có nhiệm vụ gì?
- A. Nội dung chính của bài viết
- B. Nêu suy nghĩ, hành động
- C. Giới thiệu đối tượng, sự vật, sự việc
- D. Cảm nghĩ về sự vật, hiện tượng
Câu 4: Nhiệm vụ của kết bài trong bài văn thuyết minh là nhấn mạnh đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 5: Trong phần thân bài, cần sắp xếp nội dung như thế nào?
- A. Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh.
- B. Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp để đạt được mục đích thuyết minh.
- C. Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp để giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh.
- D. Cả A, B và C.
Câu 6: Điểm khác nhau giữa mở bài của bài văn thuyết minh và bài văn tự sự là gì?
- A. Một mở bài yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến)
- B. Một mở bài giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Kết bài của bài văn thuyết minh và bài văn tự sự có điểm gì giống nhau?
- A. Chúng biến hoá năng động và nhiều khi chỉ là phần cuối của nội dung chính
- B. Đôi khi cũng gắn với thân bài, vì sao khi giải quyết vân đề (mở nút xung đột) là câu chuyện đã kết thúc rồi.
- C. Đôi khi không nhận thấy được: nó đồng thời là phần cuối của một nội dung. Chừng nào người đọc cảm nhận thấy đã thoả mãn, thì chừng ấy bài văn cũng kết thúc
Câu 8: Trình tự nào sau đây phù hợp với bài văn thuyết minh?
- A. Trình tự thời gian
- B. Trình tự không gian
- C. Trình tự nhận thức
- D. Trình tự chứng minh
Câu 9: Dàn ý thuyết minh về một tấm gương học tốt dưới đây đã đủ chưa?
a. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
b. Thân bài
- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
- Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
c. Kết bài
- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
- A. Đủ
- B. Chưa đủ
Câu 10: Thuyết minh về một phong trào của trường dưới đây đã đủ chưa?
a. Mở bài
- Giới thiệu về lớp, về trường mình.
b. Thân bài
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào
- Diễn biến của phong trào
+ Bắt đầu
+ Phát triển
+ Kết quả
- Ý nghĩa của phong trào
c. Kết bài
- Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường)
- Những bài học rút ra từ phong trào
- Ý nghĩa của phong trào.
- A. Đủ
- B. Chưa đủ
Câu 11: Dàn ý trên còn thiếu phần gì?
- A. Giới thiệu về bản thân.
- B. Giới thiệu về các hoạt động nổi bật của lớp (của trường) mình.
- C. Giới thiệu về lịch sử nhà trường.
- D. Nêu cảm nghĩ của bản thân về phòng trào đó.
Câu 12: Với đề tài thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi, ở phần thân bài nên đề cập đến những nội dung nào?
- A. Một vài nét về cuộc đòi của Nguyễn Trãi.
- B. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
- C. Các tác phẩm chính.
- D. Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.
- E. Tất cả các ý trên
Câu 13: Đọc dàn ý sau và cho biết dàn ý này phù hợp với đề bài nào?
1. Mở bài: Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự
2. Thân bài
- Nêu các bước của việc đọc một tác phẩm tự sự: Đọc từng phần. Đọc kết hợp với suy ngẫm? Chú ý đến sự phát triển của các tuyến hân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm.
- Tìm ra nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.
3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và cách thức đọc một tác phẩm tự sự.
- A. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)
- B. Trình bày một tác giả văn học điển hình
- C. Trình bày một biện pháp tu từ trong văn học
- D. Trình bày một thao tác nghị luận văn học
Câu 14: Với đề bài Giới thiệu một tấm giương học tốt, thì phần mở bài nên được trình bày với nội dung gì?
- A. Giới thiệu một số nét chính về tấm gương học tốt: tên, nơi học tập
- B. Giới thiệu hoàn cảnh sống học tập của nhân vật xuất hiện trong bài văn
- C. Giới thiệu ca dao, tục ngữ về việc học hành
- D. Giới thiệu về ngôi trường có tấm gương học tốt.
Câu 15: Cũng với đề bài Giới thiệu một tấm gương học tốt, phần thân bài nên nêu được những nội dung chính gì?
- A. Hoàn cảnh sống: có khó khăn, hoàn cảnh sống như thế nào?
- B. Những thành tích nổi bật về học tập: Cố gắng tích cực học tập ra sao? Những thành tích vươn lên trong học tập là gì?
- C. Phương pháp học của bạn: Nêu ra phương pháp học. chia sẻ để mọi người học tập và noi theo.
- D. Tất cả các ý kiến trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Viết quảng cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tỏ lòng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ra-ma buộc tội
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao hài hước
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự