Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập luận trong văn nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập luận trong văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mục đích của lập luận là gì?
- A. Dẫn dắt
- B. Thuyết phục
- C. Giới thiệu
- D. Cả A và B
Câu 2: Dòng nào nêu không đúng mục đích chính của lập luận trong văn nghị luận?
- A. Lập luận nhằm đưa đến một tư tưởng.
- B. Lập luận nhằm đưa đến một quan điểm.
- C. Lập luận nhằm đưa đến một thái độ.
- D. Lập luận nhằm đưa đến một tình cảm.
Câu 3: Khái niệm lập luận ?
- A. Việc đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
- B. Việc chứng minh, giải thích nhằm làm sáng tỏ một điều gì đó để thuyết phục người nghe (đọc) tin và làm theo điều mình nói (viết).
- C. Cách nêu dẫn chứng khi trình bày một vấn đề nhằm thuyết phục người nghe (đọc) về một việc, một vấn đề nào đó.
- D. Cả A và C.
Câu 4: Khi xây dựng một lập luận cần xác định, đề xuất luận điểm chính xác, minh bạch, sâu sắc; tìm cách thuyết phục (bằng các luận cứ) và vận dụng phương pháp lập luận hợp lí. Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 5: Dòng nào định nghĩa đúng về việc lựa chọn phương pháp lập luận?
- A. Cách nêu và giải quyết vấn đề thông qua một hệ thống luận điểm, luận cứ sao cho thuyết phục.
- B. Cách thức chọn lí lẽ làm cơ sở cho các ý kiến của mình thêm vững chắc.
- C. Cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
- D. Cách thức chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề được nêu ra trong bài văn.
Câu 6: Câu nào sau đây nêu đúng định nghĩa về luận điểm ?
- A. Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận.
- B. Những cách thức thể hiện sự tìm tòi, phân tích riêng của người viết trong bài văn nghị luận.
- C. Chủ đề được nêu ra để nghị luận.
- D. Vấn đề được nêu ra để nghị luận
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về luận cứ ?
- A. Các bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
- B. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra để thuyết phục người đọc.
- C. Các lí lẽ đưa ra để thuyết phục người đọc, người nghe.
- D. Các sự thật được đưa ra để thuyết phục người đọc.
Câu 8: Trong bài nghị luận Chữ ta (Ngữ văn 10, tr. 110), đâu là luận điểm cơ bản?
- A. Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng quảng cáo ở nước ta; tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
- B. Ở một nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, người ta cũng quảng cáo, nhưng không bao giờ để tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Hàn.
- C. Báo chí ở Hàn Quốc khi phát hành ở nước ngoài thì dùng tiếng nước ngoài, in rất đẹp, nhưng báo phát hành ở trong nước, dùng rất cân nhắc.
- D. Cần học tập, suy ngẫm về thái độ tự trọng của một quốc gia, khi mở cửa giao lưu với bên ngoài.
Câu 9: Dòng nào không nêu đúng các luận cứ cho luận điểm: Sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích ?
- A. Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- B. Người đọc tự khám phá bản thân mình.
- C. Chắp cánh cho ước mơ, sáng tạo và giúp việc diễn đạt tốt hơn.
- D. Mang lại cho con người nguồn lợi về cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu 10: Dòng nào nói đúng về phương pháp lập luận của Hữu Thọ trong bài Chữ ta ?
- A. Phương pháp diễn dịch và quan hệ điều kiện – kết quả.
- B. Phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – quả.
- C. Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
- D. Phương pháp quy nạp và so sánh tương đồng.
Câu 11: Với luận điểm: Tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta trong bài Chữ ta thì những luận cứ nào được đề cập tới?
- A. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
- B. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
- C. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 12: Phương pháp nào không được sử dụng trong văn bản nghị luận?
- A. Phương pháp nêu phản đề
- B. Phương pháp loại suy
- C. Phương pháp so sánh tương đồng
- D. Phương pháp biện chứng
Câu 13: Với luận điểm: Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng nên có luận cứ gì?
- A. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ, nghệ thuật
- B. Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
- C. Văn học dân gian là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta cần được lưu giữ
- D. Tất cả các ý trên
Câu 14: Với luận điểm: Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích nên có những luận cứ gì?
- A. Nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống mọi mặt.
- B. Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình, hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất
- C. Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 15: Với luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, luận cứ nào không phù hợp?
- A. Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.
- B. Không khí bị ô nhiễm.
- C. Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố.
- D. Đất trống đồi chọc đang được phủ xanh ở nhiều nơi
=> Kiến thức Soạn văn 10 bài Lập luận trong văn nghị luận trang 109
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Phú sông Bạch Đằng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phương pháp thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập luận trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tam đại con gà
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Trao duyên