Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần tiếng Việt

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm hoạt động giao tiếp là

  • A. Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết).
  • B. Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
  • C. Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 2: Có mấy nhân tố giao tiếp?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Ngôn ngữ nói có những đặc điểm gì?

  • A. Thường dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, chủ yếu dùng với nghĩa tường minh; chưa gọt giũa; có nhiều thán từ, thán ngữ; nhiều câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn...
  • B. Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa; thường dùng các từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ; thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần..
  • C. Tuân theo những nguyên tắc có sẵn trong xã hội

Câu 4: Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 4 – 6

Đăm Săn: - Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không?

Dân làng Mtao Mxây: - Sao cho chúng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!

Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!

Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choản. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!

Đăm Săn: - Đi thôi! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.

Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?

  • A. Đăm Săn
  • B. Mtao Mxây
  • C. Dân làng Mtao Mxây
  • D. Tôi tớ của Mtao Mxây

Câu 5: Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

  • A. Ở làng của Mtao Mxây.
  • B. Sau khi Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây.
  • C. Xã hội Ê-đê thời tiền giai cấp.
  • D. Cả A, B và C trên.

Câu 6: Sự giao tiếp đó hướng vào nội dung gì?

  • A. Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
  • B. Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây tỏ ý muốn theo Đăm Săn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 7: Văn bản là gì?

  • A. Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • B. Văn bản là sản phẩm được tạo ra hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • C. Văn bản thường bao gồm nhiều câu.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 8: Câu nào dưới đây không nói đúng đặc điểm của văn bản?

  • A. Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
  • B. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
  • C. Văn bản phải từ hai câu trở lên.
  • D. Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

Câu 9: Điểm nào dưới đây nói đúng nhất về những thứ chữ viết được dùng đề sáng tác trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay?

  • A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
  • B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp.
  • C. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh.
  • D. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh.

Câu 10: Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán?

  • A. Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
  • B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Du)
  • C. Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

Câu 11: Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Nôm?

  • A. Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
  • B. Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
  • C. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
  • D. Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

Câu 12: Câu nào mắc lỗi dùng từ?

  • A. Nó nghỉ học vì bị đau tai rất nặng.
  • B. Nó không làm được vì bị đau tai.
  • C. Nó không viết được vì bị đau tai.
  • D. Nó không nghe được vì tai bị điếc.

Câu 13: Những yêu cầu về từ ngữ trong cách sử dụng tiếng Việt là gì?

  • A. Dùng từ đúng nghĩa.
  • B. Dùng từ địa phương phải chọn lọc.
  • C. Vay từ nước ngoài phải có ý thức Việt hóa.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì?

  • A. Tính cụ thể
  • B. Tính cảm xúc
  • C. Tính cá thể
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Trong những câu sau, câu nào được cho là đúng

  • A. Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công
  • B. Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công
  • C. Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước
  • D. Qua hoạt động tực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 10 bài Ôn tập phần tiếng Việt trang 138 sgk


  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021