Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- A. Ghi lại một cách ngắn gọn các sự kiện chính của câu chuyện
- B. Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung câu chuyện.
- C. Ghi lại đầy đủ câu chuyện của nhân vật chính.
- D. Ghi lại chuyện của nhân vật chính theo cảm nhận của bản thân.
Câu 2: Hãy sắp xếp các bước tóm tắt văn bản tự sự theo một trình tự hợp lí.
1 – Đọc kĩ văn bản.
2 – Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
3 – Xác định nhân vật chính và sự việc cơ bản.
4 – Sắp xếp các sự việc theo thứ tự hợp lí.
- A. 1 – 2 – 3 – 4
- B. 1 – 3 – 2 – 4
- C. 1 – 4 – 3 – 2
- D. 1 – 3 – 4 – 2
Câu 3: Nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?
- A. Là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm.
- B. Là con người hoặc sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm.
- C. Là nhân vật chính và nhân vật chính diện trong tác phẩm.
- D. Là tất cả các đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
Câu 4: Nhân vật chính trong tác phẩm văn học là:
- A. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm.
- B. Nhân vật mà nhà văn yêu mến.
- C. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
- D. Nhân vật có uy tín, vị trí và ảnh hưởng đến tất cả các nhân vật khác trong câu chuyện
Câu 5: Loại nhân vật nào không thể là nhân vật chính trong tác phẩm văn học?
- A. Nhân vật chính diện
- B. Nhân vật phản diện
- C. Nhân vật điển hình
- D. Nhân vật phụ
Câu 6: Tóm tắt văn bản không nhằm mục đích gì?
- A. Để nắm được những nét cơ bản về nội dung của văn bản.
- B. Để rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- C. Để sử dụng làm dẫn chứng trong những tình huống hợp lí.
- D. Để làm phong phú thêm nội dung và nghệ thuật của văn bản
Câu 7: Yêu cầu nào là yêu cầu cần thiết nhất khi tóm tắt văn bản?
- A. Chi tiết
- B. Trung thành
- C. Đầy đủ
- D. Rõ ràng
Câu 8: Nhân vật chính trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là ai?
- A. Mị Châu, Trọng Thủy, An Dương Vương
- B. Rùa thần và chiếc nỏ thần
- C. Triệu Đà, An Dương Vương
- D. Triệu Đà, Mị Châu, Trọng Thủy
Câu 9: Dựa theo hành động của An Dương Vương, sắp xếp nào sau đây đúng với diễn biến câu chuyện?
1. Xây thành, chế nỏ để giữ nước.
2. Chủ quan để mất thành, mất nước
3. Chạy về phương Nam, sau khi nghe rùa Vàng nói rút kiếm chém con gái.
4. Đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy, con trai kẻ thù
5. Theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển.
- A. 1-4-2-3-5
- B. 1-5-4-2-3
- C. 1-4-5-2-3
- D. 1-2-3-4-5
Câu 10: Đoạn trích sau có được coi là tóm tắt của truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy hay không?
"Sau lần mang quân xâm lược Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập mưu sang hỏi cưới Mị Châu. An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thủy xin ở rể và dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần trở về nước và hứa hẹn theo lông ngỗng của Mị Châu để tìm nàng. Triệu Đà kéo quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan nên mất thành. Trọng Thủy đi tìm Mị Châu theo dấu lông ngỗng tới bờ biển thì thấy xác của Mị Châu, bèn mang xác về Loa Thành an táng. Vì quá thương nhớ Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng chết. Người đời sau lấy ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng thì thấy ngọc sáng hơn."
- A. Có
- B. Không
Câu 11: Dòng nào nêu đúng và đủ các nhân vật có thể dựa vào đó để tóm tắt truyện Tấm Cám ?
- A. Tấm và Cám
- B. Tấm, Cám và dì ghẻ
- C. Tấm, Cám và vua
- D. Tấm, Cám và bà lão hàng nước
Câu 12: Nhân vật chính trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là ai?
- A. Ra-ma
- B. Xi-ta
- C. Ra-ma và Xi-ta
- D. Ra-ma, Xi-ta và Lắc-ma-na
Câu 13: Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:
1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.
2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.
3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.
4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.
- A. 4 – 2 – 3 – 1
- B. 4 – 3 – 2 – 1
- C. 4 – 1 – 3 – 2
- D. 4 – 2 – 1 – 3
Câu 14: Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính như thế nào?
- A. Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính
- B. Chọn được các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó
- C. Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Có ý kiến cho rằng: có thể tóm tắt văn bản tự sự bằng cách chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ và nổi bật được nội dung chính, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
=> Kiến thức Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Viết quảng cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Trao duyên
- Tải câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Chí khí anh hùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành