Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có mấy đặc trưng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 3: Các đặc trưng nào không phải của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- A. Tính cụ thể, tính nghệ thuật, tính minh xác.
- B. Tính trừu tượng, tính trí tuệ, tính cá thể.
- C. Tính công vụ, tính chính xác, tính chuẩn mực.
- D. Cả A, B và C.
Câu 4: Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện như thế nào?
- A. Cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
- B. Cụ thể về không gian, thời gian
- C. Cụ thể về sự kiện được đề cập đến
Câu 5: Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện như thế nào?
- A. Đích lời nói của người phát ngôn.
- B. Sắc thái giọng nói của người phát ngôn.
- C. Cử chỉ, điệu bộ của người phát ngôn.
- D. Các cách diễn đạt cụ thể bằng từ ngữ.
Câu 6: Tính cá thể: Ngôn ngữ sinh hoạt gắn với những đặc điểm riêng của cá nhân như giọng nói, từ ngữ, cách nói quen dùng, tuổi tác, giới tính, địa phương..., đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ sinh hoạt gồm có?
- A. Độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm, phát ngôn.
- B. Đối thoại nội tâm, dòng tâm tư, phát ngôn.
- C. Dòng tâm tư, độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm.
- D. Lời nói trong kịch, đối thoại nội tâm, độc thoại nội tâm.
Câu 8: Ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng lời thoại trong tiểu thuyết có biến thể là gì?
- A. Là lời nói hàng ngày, tự nhiên.
- B. Là những lời thoại có vần, có nhịp.
- C. Tuân thủ theo luật thơ, ngắt nhịp, ngắt dòng.
- D. Là lời đối thoại giữa các nhân vật, trở thành phương thức nghệ thuật: nhờ lời nói mà nhân vật bộc lộ những tính cách, phẩm chất của mình. Nói cách khác, ngôn ngữ lời nói của nhân vật sẽ thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật đó
Câu 9: Trong truyện cổ tích Tấm Cám , có lời thoại như sau: "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người."
Câu nói đó thể hiện sắc thái giọng nói gì?
- A. Giọng dọa dẫm, mắng nhiếc.
- B. Giọng yêu thương, trìu mến, dỗ dành.
- C. Giọng yêu thương, trách móc.
- D. Giọng thương yêu, giận hờn, dọa dẫm.
Câu 10: Cho đoạn hội thoại sau:
Mtao Mxây: - Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Người không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!
Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!
Mtao Mxây: - Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm.
Đăm Săn: - Sao ta lại đâm ngươi khi người đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con trâu nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!
Đoạn đối thoại trên là:
- A. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi giao tranh.
- B. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây trong lúc giao tranh.
- C. Những lời nói của Đăm Săn và Mtao Mxây sau cuộc giao tranh.
- D. Những lời thách đố giữa Đăm Săn và Mtao Mxây để khẳng định tài năng của mỗi người.
Câu 11: Có ý kiến cho rằng: Đoạn đối thoại trong sử thi trên dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 12: Câu nói sau thể hiện tình cảm, thái độ gì: "Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ?"
- A. Ngạc nhiên
- B. Khẳng định
- C. Nghi ngờ
- D. Trách cứ
Câu 13: Câu nói sau nhằm mục đích gì: "Người không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!"
- A. Chê trách
- B. Can ngăn
- C. Yêu cầu
- D. Sai khiến
Câu 14: Câu văn sau sử dụng phép tu từ nào: "Ngươi xem, đến con trâu nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là!"
- A. So sánh
- B. Ẩn dụ
- C. Hoán dụ
- D. Nhân hóa
Câu 15: Xác định dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao sau:
"Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh."
- A. Tính cụ thể: Câu ca dao là một lời tỏ tình trong lao động, là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- B. Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
- C. Tính cá thể: Hình ảnh một chàng trai lao động trong ca dao hiện lên thật mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
- D. Tất cả các đáp án trên
=> Kiến thức Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)