Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các thao tác nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Các thao tác nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dòng nào định nghĩa đúng nhất về khái niệm thao tác?
- A. Hệ thống những động tác bắt buộc khi tiến hành một công việc nào đó.
- B. Việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm những việc chuyên môn quen thuộc.
- C. Những động tác được thực hiện theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
- D. Việc phối hợp các động tác thuần thục khi tiến hành một công việc chuyên môn.
Câu 2: Dòng nào giải thích đúng về thao tác nghị luận?
- A. Các bước, các công đoạn cụ thể trong khi tiến hành làm một bài văn nghị luận có tính chất trường quy.
- B. Những động tác được thực hiện theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật quy định trong hoạt động nghị luận.
- C. Những tác động được thực hiện trong khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một hiện tượng, một vấn đề thuộc phạm vi nghị luận.
Câu 3: Từ thao tác trong thực tế đời sống, thường không được dùng với ý nghĩa nào?
- A. Chỉ một hành động và việc làm nào đó theo một số bước.
- B. Chỉ việc thực hiện một số động tác bất kì trong khi làm việc.
- C. Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật.
- D. Chỉ sự khéo léo, thành thạo có tính chuyên nghiệp cao.
Câu 4: Thao tác nghị luận có điểm tương đồng với các thao tác khác ở điểm cũng là một loại thao tác, do đó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 5: Thao tác nghị luận có điểm gì khác các loại thao tác khác?
- A. Các động tác đều là các hoạt động của tư duy và được thực hiện nhằm mục đích nghị luận, nghĩa là thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu và tin theo ý kiến bàn luận của mình
- B. Các động tác được thực hiện nhằm mục đích miêu tả lại một sự vật, hiện tượng cho người khác hiểu được
- C. Các động tác nhằm thực hiện một công việc cụ thể, có áp dụng yếu tố chuyên môn điển hình.
- D. Các động tác đều là giống nhau.
Câu 6: Dòng nào sau đây không nêu đúng các thao tác cơ bản thường gặp trong hoạt động nghị luận?
- A. Phân tích, tổng hợp
- B. Giải thích, chứng minh
- C. Tra cứu, sưu tập
- D. Diễn dịch, quy nạp
Câu 7: Dòng nào nêu đúng nhất sự khác biệt cơ bản giữa thao tác tổng hợp và thao tác quy nạp trong hoạt động nghị luận?
- A. Một bên là thao tác nhằm tìm kiếm nhận xét bao quát toàn diện; một bên là thao tác nhằm suy ra nguyên lí chung, phổ biến.
- B. Một bên là thao tác kết hợp các mặt nhằm tổng hợp vấn đề; một bên là thao tác đi từ cái nhỏ đến cái lớn.
- C. Một bên là thao tác xem xét tất cả cái nhỏ trong cái lớn để tổng hợp vấn đề; một bên là thao tác đi từ cái riêng đến cái chung.
- D. Một bên là thao tác đi tìm cái bao quát; một bên là thao tác đi tìm cái chung.
Câu 8: Dòng nêu đúng nhất sự khác biệt cơ bản giữa cặp thao tác phân tích – tổng hợp và cặp thao tác diễn dịch – quy nạp trong hoạt động nghị luận?
- A. Một bên giúp người nghe (đọc) có nhận thức tổng thể; một bên giúp người nghe (đọc) hiểu biết đầy đủ, sâu sắc vấn đề.
- B. Một bên giúp người nghe (đọc) có nhận thức vấn đề có bề rộng; một bên giúp người nghe (đọc) nhận thức vấn đề có bề sâu.
- C. Một bên giúp xem xét sự vật, hiện tượng một cách chính xác; một bên giúp suy ra cái chưa biết từ cái đã biết.
- D. Một bên giúp người nghe (đọc) có nhận thức vấn đề chi tiết, tỉ mỉ; một bên giúp người nghe (đọc) có thêm nhận thức, phát hiện mới.
Câu 9: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp (1). Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên (2). Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào cho cùng (3).
Từ câu (1) sang câu (2) trong đoạn văn trên, Hoàng Đức Lương đã sử dụng thao tác nghị luận nào?
- A. Diễn dịch
- B. Phân tích
- C. Tổng hợp
- D. So sánh
Câu 10: Từ câu (1), (2) sang câu (3) trong đoạn văn trên, Hoàng Đức Lương đã chuyển thao tác nghị luận nào?
- A. Từ phân tích sang quy nạp
- B. Từ phân tích sang so sánh
- C. Từ phân tích sang tổng hợp
- D. Từ phân tích sang diễn dịch
Câu 11: Nhận định nào về tác dụng của các thao tác nghị luận là không đúng?
- A. Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.
- B. Thao tác quy nạp có khả năng đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
- C. Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
- D. So sánh là thao tác không chỉ giúp ta kết luận về sự hơn kém mà còn giúp ta rút ra nhận xét, kết luận về sự giống nhau, khác nhau.
Câu 12: Nhận xét nào đúng về ưu, nhược điểm của mỗi thao tác nghị luận?
- A. Phân tích là thao tác quan trọng nhất, giúp ta hiểu sâu sắc đối tượng.
- B. Quy nạp là thao tác luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
- C. Mỗi thao tác đều có ưu thế và có thể có những hạn chế riêng; phải biết phối hợp phát huy ưu thế của nhiều thao tác, để nghị luận thêm hiệu quả.
- D. So sánh là thao tác nghị luận hết sức khập khiễng và hạn chế, hoàn toàn không đáng tin cậy.
Câu 13: Có nhận định cho rằng: Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 14: Có nhận định cho rằmg: Thao tắc quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực, đúng hay sai?
- A. Sai
- B. Đúng
Câu 15: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (xem trong SGK), sau khi dẫ ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm, những đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". Tác giả dùng thao tác nào?
- A. Thao tác so sánh
- B. Thao tác tổng hợp
- C. Thao tác phân tích
- D. Thao tác quy nạp
=> Kiến thức Soạn văn 10 bài Các thao tác nghị luận trang 131 sgk