Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Khái niệm của hoạt động giao tiếp

  • A. Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết.
  • B. Là hoạt động ghi lại những thông tin được tiếp nhận trong đời sống bằng nhiều phương pháp khác nhau như viết, vẽ, ghi âm, ghi hình.
  • C. Là hoạt động số hóa những thông tin tiếp thu trong quá trình chuyển đổi

Câu 2: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm hai quá trình: sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm ba quá trình: sản sinh văn bản, truyền tải văn bản và lĩnh hội văn bản”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Thông qua hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện những mục đích về: nhận thức, tình cảm, hành động.

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 5: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện:

  • A. Ngôn ngữ nói.
  • B. Ngôn ngữ viết.
  • C. Cả A và B.

Câu 6: Điền khuyết: “Văn bản có hai loại thông tin chính:…………..và thông tin liên cá nhân”.

  • A. Thông tin biểu cảm.
  • B. Thông tin miêu tả
  • C. Thông tin tác động.
  • D. thông tin thông báo.

Câu 7: Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình?

  • A. Hai
  • B. Ba.
  • C. Bốn
  • D. Năm.

Câu 8: Quá trình tạo lập văn bản do ai thực hiện?

  • A. Người nói, người viết.
  • B. Người nói, người nghe.
  • C. Người viết, người đọc.
  • D. Người nói, người đọc.

Câu 9: Quá trình tiếp nhận văn bản do ai thực hiện?

  • A.Người nói, người viết.
  • B. Người nói, người nghe.
  • C. Người nghe, người đọc.
  • D. Người nói, người đọc.

Câu 10: Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của mấy nhân tố?

  • A. Ba.
  • B. Bốn
  • C. Năm.
  • D. Sáu.

Câu 11: Nội dung giao tiếp trong câu ca dao “Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” là:

  • A. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang.
  • B. Khuyên mọi người chịu khó làm việc đừng bỏ phí đất đai.
  • C. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quí.
  • D. Khuyên mọi người gắng công làm việc vì đất đai là tài sản quí.

Câu 12: Mục đích giao tiếp giữa người bán và người mua ở chợ là:

  • A. Trao đổi, thỏa thuận về mặt hàng, giá cả.
  • B. Người bán bán được hàng.
  • C. Người mua mua được hàng.
  • D. Người bán bán được hàng, người mua mua được hàng.

Câu 13: Trong các câu: “Bé An hả ? - Lớn quá rồi nhỉ? - Cháu có mua quà cho cô không? - Mẹ cháu có khỏe không?” có mấy câu là nhằm mục đích hỏi thật sự?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 14: Điền khuyết: “Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi ………...của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện…………..nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động”.

  • A. Thông tin, ngôn ngữ
  • B. Lời nói, ngôn ngữ
  • C. Thông tin, lời nói
  • D. Thông tin, giao tiếp

Câu 15: Nhân tố không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp là?

  • A. Quá trình sản sinh ra văn bản và tạo lập văn bản.
  • B. nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp.
  • C. Nội dung và mục đích giao tiếp.
  • D. Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Câu 16: Nhân tố nào không thuộc hoạt động giao tiếp?

  • A. Nhân vật giao tiếp
  • B. Công cụ giao tiếp
  • C. Nội dung giao tiếp
  • D. Chức năng giao tiếp.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ


  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021