Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Xác định kiểu ẩn dụ trong câu văn sau: "Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt."

  • A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • B. Ẩn dụ hình thức
  • C. Ẩn dụ cách thức
  • D. Ẩn dụ phẩm chất

Câu 4: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6: Bài thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Buổi sáng em xa chi

Cho chiều, mùa thu đến

Để lòng anh hóa bến

Cho thuyền em ra đi!

(Lòng anh làm bến thu - Chế Lan Viên)

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 7: Đoạn thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 8: Hoán dụ là gì?

  • A. Là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • B. Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt
  • C. Là phép tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt
  • D. Là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Câu 9: Có bao nhiêu kiểu hoán dụ thường gặp?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 10: Lấy một cái cụ thể để gọi cái trừu tượng có phải là một phép hoán dụ không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 12: Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  • D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 13: Đoạn thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Cả làng quê, đường phố

Cả lớn nhỏ, gái trai

Đám càng đi càng dài

Càng dài càng đông mãi.

(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)

  • A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  • D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 14: Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.

(Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson)

  • A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  • D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 15: Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)

  • A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  • C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  • D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ


  • 37 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021