Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần làm văn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Ôn tập phần làm văn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Đặc điểm của văn bản tự sự là gì?
- A. Trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
- B. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tĩnh có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng
- C. Trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận
Câu 2: Mục đích của văn bản thuyết minh là gì?
- A. Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm
- B. Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng
- C. Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu
Câu 3: Trong thực tế, khi viết các văn bản, chúng ta có thể kết hợp các kiểu văn bản lại với nhau được không?
- A. Có
- B. Không
Câu 4: Khái niệm "sự việc" trong văn tự sự được hiểu như thế nào?
- A. Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái đã xảy ra. Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần làm nên cốt truyện và nhân vật. Đồng thời, góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- B. Tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Vai trò của "sự việc" và "chi tiết" trong văn tự sự là gì?
- A. Dẫn dắt, to đậm tính cách của nhân vật
- B. Tạo sự hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản
- C. Cả A và B đều đúng
Câu 6: Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong viết đoạn văn tự sự có là
- A. Khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- B. Khiến cho câu chuyện trở nên phi thực tế, viễn tưởng
- C. Khiến cho câu chuyện có phần trang nghiêm, trịnh trọng hơn.
- D. Khiến cho câu chuyện không có điểm nhấn, chỉ kể đầy đủ những sự kiện đã diễn ra.
Câu 7: Có ý kiến cho rằng: Không nên lan man, dài dòng, sa đà quá nhiều vào các yếu tố miêu tả và biểu cảm, tránh tình trạng lạc đề. Chỉ nên sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các trường hợp như: miêu tả ngoại, nội tâm nhân vật; miêu tả thiên nhiên, biểu cảm về cuộc sống, hoàn cảnh, phẩm chất của nhân vật, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 8: Phương pháp thuyết minh là gì?
- A. Là các cách thức để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
- B. Là các cách thức để miêu tả hình thức của sự vật, hiện tượng
- C. Là các cách thức để hướng dẫn thực hiện một hoạt động
- D. Là các cách thức để tranh luận về một sự vật, hiện tượng
Câu 9: Trong bài văn thuyết minh, có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, đúng hay sai?
- A. Sai
- B. Đúng
Câu 10: Để đảm bảo tính chính xác của một văn bản thuyết minh cần lưu ý những điều gì?
- A. Quan sát thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ đối tượng thuyết minh
- B. Tìm hiểu kĩ, thu thập các thông tin liên quan về đối tượng, sự vật cần thuyết minh và xác nhận lại các thông tin thông qua sách báo, các trang web uy tín.
- C. Cần xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng, tránh lan man, lạc đề, lựa chọn các thông tin không cần thiết.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Một lập luận cần có cấu tạo như thế nào?
- A. Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc
- B. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn
- C. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12: Hình thức của kiểu văn bản Lập kế hoạch cá nhân là
- A. Trình bày một cách khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt...Có 2 phần chính: Phần đầu (ghi rõ họ tên), phần hai: nêu nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
- B. Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
- C. Đầy đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài
- D. Trình bày theo tư duy của người lập, không cần theo mẫu có sẵn
Câu 13: Nội dung của văn bản lập kế hoạch cá nhân gồm những gì?
- A. Dự kiến những công việc sắp tới của cá nhân
- B. Đưa các thông tin về chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng... của sản phẩm, dịch vụ
- C. Miêu tả sự vật, hiện tượng xuất hiện trong khoảng thời gian lập kế hoạch
- D. Dùng các lập luận chặt chẽ để thuyết phục người đọc bản kế hoạch
Câu 14: Khi viết quảng cáo cần viết như thế nào để phù hợp?
- A. Lựa chọn tính ưu việt của sản phẩm
- B. Nội dung viết độc đáo, ấn tượng
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 15: Cách trình bày một vấn đề cần những yêu cầu gì?
- A. Xác định rõ vấn đề cần trình bày
- B. Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, các thông tin cần thiết về vấn đề, phác thảo đề cương để triển khai và phát triển bài trình bày.
- C. Nếu trình bày vấn đề bằng văn bản, cần phải sắp xếp các ý khoa học, dễ hiểu. Nếu trình bày vấn đề bằng thuyết trình, cần phải chuẩn bị sẵn đề cương của vấn đề, trong khi nói cần chú ý kết hợp với ngôn ngữ cơ thế (cử chỉ, ánh mắt, khuôn mặt...) để tăng tính thuyết phục.
- D. Cả 3 đáp án trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tựa " Trích diễm thi" tập
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tóm tắt văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phương pháp thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Đại cáo Bình Ngô
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Tấm Cám
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Cảm xúc mùa thu
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Cảnh ngày hè
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối