Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhàn

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Nhàn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Nhàn” là ai?

  • A. Nguyền Trãi
  • B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • C. Nguyễn Dữ
  • D. Phạm Đình Hổ

Câu 2: Bài thơ “Nhàn” được trích trong tập thơ nào?

  • A. Bạch Vân am thi tập
  • B. Bạch vân quốc ngữ thi
  • C. Ức trai thi tập
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Nhàn” là

  • A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt
  • C. Thất ngôn bát cú
  • D. Ngũ ngôn

Câu 4: Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ “Nhàn”?

  • A. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn
  • B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả
  • C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản
  • D. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời

Câu 5: Biện phép nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ?

  • A. Phép điệp ngữ
  • B. Phép đối
  • C. Phép so sánh
  • D. Phép nhân hóa

Câu 6: Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ “Nhàn”?

  • A. Mai
  • B. Cày
  • C. Cuốc
  • D. Cần câu

Câu 7: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

  • A. Thanh đạm
  • B. Khắc khổ
  • C. Thiếu thốn
  • D. Đầy đủ

Câu 8: Món ăn giản dị nào không được ông nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Măng
  • B. Trúc
  • C. Rau muống
  • D. Giá

Câu 9: Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

  • A. Thanh đạm
  • B. Thanh bần
  • C. Thanh thiên
  • D. Thanh cao

Câu 10: “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

  • A. Nơi không có người ở
  • B. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người
  • C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn
  • D. Hai ý A và B
  • E. Hai ý B và C

Câu 11: Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

  • A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.
  • B. Sống hòa hợp với thiên nhiên
  • C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.
  • D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Câu 12: Giá trị nội dung của bài thơ “Nhàn” là:

  • A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.
  • B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường
  • C. Thể hiện quan nệm nhân sinh của nhà thơ.
  • D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Nhàn


  • 496 lượt xem