Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nỗi thương mình

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Nỗi thương mình. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Đoạn thơ là lời của nhân vật nào?

  • A. Lời đối thoại trực tiếp của Thuý Kiều.
  • B. Lời độc thoại nội tâm của Thuý Kiều
  • C. Lời kể tả của Nguyễn Du
  • D. Lời kể,tả của tác giả nhưng từ ngữ ý thức là của nhân vật Thuý Kiều.

Câu 2: Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chimd, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?

  • A. Làm cho âm điệu câu thơ thêm hài hòa, uyển chuyển, nhịp nhàng
  • B. Làm cho nỗi thương mình của Kiều thêm da diết, tái tê
  • C. Làm cho âm hưởng đoạn thơ thêm hùng hồn.
  • D. Làm cho lời thơ khúc chiết, tạo được nhiều ấn tượng hơn.

Câu 3: Hai câu thơ "Khi sao phong gấm lụa là không chỉ thể hiện một sự đối lập đau lòng và trớ trêu giữa hai quãng đời của Thúy Kiều mà còn thể hiện một ý rộng và khái quát hơn, đó là

  • A. Sự nghịch trái trớ trêu trong cuộc đời tác giả.
  • B. Sự nghịch trái trớ trêu trong cuộc đời người nghệ sĩ nói chung
  • C. Sự nghịch trái trơ trêu trong đời khách hồng nhan nói chung
  • D. Sự nghịch trái trơ trêu của những kiếp tài hoa bạc mệnh

Câu 4: Nếu dùng "Biết bao ong bướm lả lơi" thay cho "Biết bao bướm lả ong lơi" thì hiệu quả nghệ thuật sẽ giảm đi điều gì?

  • A. Có sức gợi tả cuộc sống xô bồ chốn lầu xanh
  • B. Sức gợi tả thực trạng mỏi mệt, chán chường của Kiều
  • C. Sức diễn tả cuộc sống thác loạn, buông thả
  • D. Sức diễn tả "Nỗi thương mình của Kiều"

Câu 5: Việc lặp lại chữ mình đến ba lần trong câu thơ "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã có tác dụng gì?

  • A. Làm cho ý thơ, nhịp thơ thêm hùng và mạnh
  • B. Nhấn mạnh ý chỉ có Kiều là hiểu và thương thân phận mình.
  • C. Khẳng định những cuộc vui, trận cười chỉ là giả, là gượng.
  • D. Cho thấy Kiều say nhiều, tỉnh ít

Câu 6: Chữ "xuân"(trong câu: "Những mình nào biết có xuân là gì") có nghĩa là gì?

  • A. Hạnh phúc
  • B. Tuổi trẻ
  • C. Tình yêu,vui thú
  • D. Mùa xuân

Câu 7: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của đoạn trích Nỗi thương mình?

  • A. Sau Khi Tú Bà hành hạ, đánh đập Kiều
  • B. Sau những ngày Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • C. Trước khi Kiều gặp Thúc Sinh
  • D. Trước khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến cho Tú Bà

Câu 8: Ý nào chưa chính xác khi nói về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

  • A. diễn tả nỗi nhớ thương gia đình, Kiều cảm thấy hổ thẹn khi chưa làm trọn nghĩa vẹn tình với cha mẹ.
  • B. diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh.
  • C. hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật
  • D. vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại của Kiều
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 10 bài: Nỗi thương mình trang 107 sgk


  • 13 lượt xem