Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Hãy tìm trật tự đúng về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lí
- A. Tìm hiểu đề; tìm ý, lập dàn ý, kể (viết thành văn)
- B. Tìm hiểu đề; lập dàn ý, tìm ý; kể (viết thành văn)
- C. Tìm ý, lập dàn ý; tìm hiểu đề; kể (viết thành văn)
- D. Lập dàn ý, tìm hiểu, tìm ý; kể (viết thành văn)
Câu 2: Trước khi viết bài có cần phải lập dàn bài không, vì sao?
- A. Không cần thiết, vì thầy, cô giáo không chấm dàn bài của bài viết văn tự sự
- B. Không cần thiết, bởi đã quen với văn tự sự, viết dàn ý sẽ mất thời gian
- C. Có thể cần, có thể không, phụ thuộc vào việc em muốn kể ít hay nhiều sự việc
- D. Rất cần thiết vì dàn bài sẽ giúp em viết bài văn tự sự đầy đủ ý, có trình tự, chặt chẽ, hợp lí
Câu 3 : Chủ đề trong văn bản là gì?
- A. Là một trong những tác phẩm là ý cơ bản, tư tưởng chính mà người kể muốn thể hiện trong tác phẩm đó
- B. Chủ đề là cái người ta muốn ngợi ca, khẳng định, phê phán, lên án qua những điều được kể
- C. Chủ đề đôi khi không phải là hiện thực được kể lại trong câu chuyện
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Cách mở bài của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
- A. Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra câu chuyện
- B. Nêu nhân vật, diễn biến câu chuyện
- C. Nêu kết quả của câu chuyện
- D. Nêu hoàn cảnh, diễn biến, thời gian diễn ra câu chuyện
Câu 5: Dàn bài là bài văn tự sự thường gồm mấy phần?
- A. 1
- B. 2.
- C. 3
- D. 4
Câu 6: Trong văn tự sự yếu tố nào là quan trọng nhất?
- A. Kể
- B. Tả
- C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 7: Chủ đề của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là?
- A. Công cuộc xây dựng nước Văn Lang- Âu Lạc
- B. Nguồn gốc ra đời hình thành nhà nước
- C. Nguồn gốc của các sự vật
- D. Sự ra đời của người Việt
Câu 8: Phần thân bài của câu tục ngữ thể hiện điều gì?
- A. Giới thiệu chung về nhân vật, sự kiện
- B. Kể diễn biến của sự việc
- C. Kể kết cục của sự việc
- D. Nêu ý nghĩa của bài học
Câu 9: Phần mở bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì?
- A. Giới thiệu, kể về diễn biến của sự việc
- B. Kể cụ thể, chi tiết hóa
- C. Kể theo trình tự không gian, thời gian, trình bày sự việc
- D. Khép lại câu chuyện, thể hiện kết cục của truyện
Câu 10: Lựa chọn những sự việc chính trong phần thân bài của bài văn kể chuyện về sự tích Hồ Gươm
A. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống quân Minh
B. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần
C. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm lạ
D. Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc
E. Lê Thận dâng gươm lên cho Lê Lợi và thề một lòng với minh quân
G. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh giặc Minh
F. Nhà vua trả lại gươm thần khi Rùa Vàng xin lại gươm
Sắp xếp theo thứ tự nào?
- A. Thứ tự B, C, D, G, E
- B. Thứ tự C, D, E, G, B
- C. Thứ tự E, C, D, B, G
- D. Thứ tự B, C, D, E, G
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Buổi học cuối cùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Lời văn, đoạn văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Động từ - Cụm động từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Con Rồng cháu Tiên
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bức thư của thủ lĩnh người da đỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Câu trần thuật đơn có từ "là"
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Câu trần thuật đơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thạch Sanh
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Danh từ