Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Động từ - Cụm động từ

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Động từ - Cụm động từ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Dòng nào không nêu đúng các đặc điểm của động từ?

  • A. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.
  • B. Có khả năng kết hợp với các từ như: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ.
  • C. Thường làm thành phần phụ trong câu.
  • D. Thường dùng chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Câu 2: Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

  • A. Thường làm vị ngữ trong câu
  • B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ
  • C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ
  • D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Câu 3:Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A. Còn đang
  • B. Nô đùa
  • C. Trên
  • D. Bãi biển

Câu 4: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

  • A. Trả lời câu hỏi: làm sao?
  • B. Trả lời câu hỏi: thế nào?
  • C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau
  • D. Không cần kèm phía sau

Câu 5: Đọc câu văn: "Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ." Trong các câu văn trên có mấy lần sử dụng động từ?

  • A. Năm.
  • B. Sáu.
  • C. Bẩy.
  • D. Tám

Câu 6: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A. Định, toan, dám, đừng
  • B. Buồn, đau, ghét, nhớ
  • C. Chạy, đi, cười, đọc
  • D. Thêu, may, khâu, đan

Câu 7: Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?

  • A. Quan hệ thời gian
  • B. Sự tiếp diễn tương tự
  • C. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động
  • D. Chỉ cách thức hành động

Câu 8: Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

  • A. Cái gì?
  • B. Làm gì?
  • C. Thế nào?
  • D. Làm sao?

Câu 9: Câu nào không chứa động từ?

  • A. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.
  • B. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.
  • C. Đôi càng tôi mẫm bóng.
  • D. Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Câu 10: Nhận định không đúng về cụm động từ?

  • A. Hoạt động trong câu như một động từ
  • B. Hoạt động trong câu không như động từ
  • C. Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • D. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ

Câu 11: Phần phụ sau cụm động từ bổ sung ý nghĩa nào cho động từ?

  • A. Chỉ nguyên nhân, mục đích
  • B. Chỉ không gian
  • C. Chỉ thời gian, địa điểm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Cụm động từ có cấu tạo gồm mấy phần?

  • A. Gồm 2 phần
  • B. Gồm 3 phần
  • C. Có thể gồm 2 phần hoặc 3 phần
  • D. Trên 4 phần

Câu 13: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm với nhau?

  • A. Thêu, may, đan, khâu.
  • B. Chạy, đi, cười,đọc.
  • C. Định, toan, dám, quyết.
  • D. Buồn, đau, ghét, nhớ.

Câu 14: Đọc câu văn: "Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều." Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng động từ?

  • A. Sáu.
  • B. Năm.
  • C. Tám.
  • D. Bẩy.
Xem đáp án
  • 56 lượt xem