Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chỉ từ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Chỉ từ . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Vị trí của chỉ từ trong cụm danh từ là ở
- A. phần trung tâm cụm danh từ.
- B. phần trước của danh từ.
- C. phần sau cụm danh từ.
- D. phần sau liền kề với danh từ.
Câu 2: Đọc câu ca dao: "Tình thâm mong trả nghĩa dày - Cành [...] có chắc cội [...] cho chăng?". Điền những chỉ từ thích hợp vào dấu [...] để hoàn thành câu ca dao trên?
- A. Đấy - đây.
- B. Kia - này.
- C. Đây - kia.
- D. Này - kia.
Câu 3: Chỉ từ là gì?
- A. “chỉ định”, “chỉ vào”, “trỏ vào” sự vật, sự định vị
- B. Những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian
- C. Cả A và B đều sai
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 4: Đọc đoạn đối thoại sau: " - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!". Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng chỉ từ?
- A. Ba lần.
- B. Sáu lần.
- C. Bốn lần.
- D. Năm lần.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau: "Cô kia đi đằng ấy với ai - Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà - Cô kia đi đằng này với ta - Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai". Trong đoạn thơ trên có mấy lần sử dụng chỉ từ?
- A. Bốn lần.
- B. Ba lần.
- C. Hai lần.
- D. Năm lần
Câu 6: Chỉ từ “này, kia, ấy, nọ” dùng để chỉ?
- A. Định vị về không gian
- B. Định vị về thời gian
- C. Định vị khoảng cách
- D. Cả A và C
Câu 7: Câu nào nói về chỉ từ đúng nhất?
- A. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong không gian và thời gian, thường lấy vị trí người phát ngôn và thời điểm phát ngôn làm gốc.
- B. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong một khoảng cách gần với người phát ngôn.
- C. Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn.
- D. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian.
Câu 8: Đọc câu ca dao: "Cô kia cắt cỏ bên sông - Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.". Câu ca dao trên có những chỉ từ nào?
- A. Có, thì.
- B. Bên, sang.
- C. Kia, đây.
- D. Kia, bên, có, thì, đây.
Câu 9: Chức vụ ngữ pháp của từ đây, đấy là gì?
- A. Chức năng làm chủ ngữ
- B. Chức năng làm vị ngữ
- C. Chức năng làm trạng ngữ
- D. Chức năng làm bổ ngữ
Câu 10: Trong câu “Làng ấy về sau được gọi là làng Cháy”, đâu là chỉ từ?
- A. Làng
- B. Được
- C. Làng Cháy
- D. Ấy