Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sọ Dừa
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Sọ Dừa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Truyện cổ tích thiên về phản ánh nội dung nào?
- A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
- B. Đấu tranh chống xâm lược
- C. Đấu tranh giai cấp
- D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa
Câu 2: Trong truyện Sọ Dừa, con gái út của nhà phú ông là người như thế nào?
- A. Xấu xí và rất độc ác.
- B. Xinh đẹp nhưng rất độc ác.
- C. Xấu xí, cục mịch nhưng tốt bụng.
- D. Xinh đẹp, hiền lành, có tính hay thương người.
Câu 3: Trong truyện Sọ Dừa, Sọ Dừa có biệt tài gì?
- A. Thổi sáo rất hay, tiếng sáo véo von khiến người nghe rất dễ chịu.
- B. Vẽ tranh rất đẹp, nhất là những lúc chăn bò.
- C. Có tài ăn nói và kể chuyện.
- D. Biến hóa khôn lường, thường xuyên giúp dân diệt trừ yêu quái.
Câu 4: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
- A. Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu
- B. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân
- C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa
- D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác .
Câu 5: Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho những người như thế nào trong xã hội ?
- A. Bị bóc lột
- B. Bị hắt hủi, coi thường
- C. Chịu nhiều oan ức
- D. Gặp nhiều may mắn
Câu 6: Người mẹ mang thai Sọ Dừa trong hoàn cảnh nào?
- A. Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử, sau đó bà mang thai.
- B. Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai.
- C. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.
- D. Người mẹ nằm mộng thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.
Câu 7: Khi giới thiệu nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương thức biểu đạt gì ?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
- C. Tự sự và miêu tả
- D. Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự
Câu 8: Lúc mới sinh ra, Sọ Dừa là người có đặc điểm như thế nào?
- A. Khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh.
- B. Không biết nói, không biết cười, suốt ngày chỉ biết khóc.
- c. Có tay nhưng không có chân, suốt ngày lăn lóc khắp nhà.
- D. Không có chân và tay, thân hình tròn như một quả dừa nhưng biết nói và rất thông minh.
Câu 9: Công việc có ích đầu tiên mà Sọ Dừa làm cho mẹ khi lớn lên là gì?
- A. Ra đồng gặt lúa giúp mẹ.
- B. Đi ở cho nhà phú ông, làm công việc chăn bò.
- C. Đàn hát cho mẹ nghe khi mẹ mệt nhọc.
- D. Ở nhà chăn bò giúp mẹ.
Câu 10: Thái độ của hai cô chị như thế nào khi thấy em gái lấy được người chồng khôi ngô, tuấn tú, lại giàu có?
- A. Mừng cho cô em vì lấy được người chồng xứng đáng.
- B. Có chút chen tị với cô em nhưng vẫn vui lòng.
- C. Vừa tiếc, vừa ghen tức và nuôi lòng thù hận cô em.
- D. Xâu hổ vì mình không được như em.
Câu 11: Trước khi đi sứ, Sọ Dừa đã trao lại cho vợ những vật dụng gì?
- A. Một gói bạc và một con dao.
- B. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một con dao.
- C. Một cái trâm cài và một con dao.
- D. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một gói bạc.
Câu 12: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyện cổ tích?
- A. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật như nhân vật bất hạnh, có tài năng lạ thường...
- B. Truyện thường chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì.
- C. Truyện do những tác giả tên tuổi sáng tác.
- D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.
Câu 13: Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa?
- A. Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.
- B. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác
- C. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm mục đích gì?
- A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
- B. Nhằm trừng trị những cái xấu, cái ác trong xã hội.
- C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội
- D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chữa lỗi dùng từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Động từ - Cụm động từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Các thành phần chính của câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mẹ hiền dạy con
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Treo biển
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cây bút thần
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Lợn cưới, áo mới
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thạch Sanh