Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Tìm hiểu chung về văn tự sự
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Tìm hiểu chung về văn tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Những yếu tố quan trọng, bắt buộc phải có trong văn tự sự là?
- A. Cốt truyện, nhân vật, thời gian
- B. Nhân vật, thời gian
- C. Chi tiết, nhân vật
- D. Nhân vật, chuỗi sự kiện (cốt truyện), thời gian, người kể.
Câu 2: Văn tự sự có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt nào:
- A. miêu tả
- B. biểu cảm
- C. chứng minh
- D. Cả A,B đúng
Câu 3: Khái niệm đúng về tự sự là?
- A. Là phương thức trình bày một chuỗi các quan hệ theo trình tự lo gic, mạch lạc nhất định
- B. Mục đích giao tiếp của tự sự: nhằm giúp cho người kể giải thích, tìm hiểu, bày tỏ thái độ về sự việc
- C. Trình bày các sự việc theo trình tự mạch lạc nhất định
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Sắp xếp các chi tiết dưới đây cho phù hợp với truyền thuyết Thánh Gióng
A. Gióng biết nói và nhận lời sứ giả
B. Sóng lớn nhanh, cưỡi ngựa đi đánh giặc
C. Giặc tan, Gióng bay về trời
D. Sự ra đời thần kì của Gióng
E. Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương
- A. thứ tự D- B- A - C - E
- B. thứ tự D- E- B - C - A
- C. thứ tự D- A- B - C - E
- D. thứ tự A- B- C- E- D
Câu 5: Văn bản tự sự, nhân vật chính đóng vai trò..............trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản?
- A. giới thiệu văn bản
- B. không quan trọng
- C. chủ yếu
- D. cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Chủ đề trong văn tự sự được toát lên qua sự việc, cốt truyện, mỗi văn bản tự sự có thể có ..................chủ đề?
- A. duy nhất 1 chủ đề
- B. Rất nhiều chủ đề
- C. hai hoặc nhiều hơn 2 chủ đề
- D. một hoặc nhiều chủ đề
Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản miêu tả, kết hợp biểu cảm và tự sự KHÔNG?
- A. Có
- B. Không- Đây là văn bản miêu tả
- C. Không- Đây là văn bản thuyết minh
- D. Không- Đây là văn bản chứng minh
Câu 8: Truyền thuyết Thánh Gióng nhằm mục đích gì?
- A. Giải thích nguồn gốc sự việc
- B. Tìm hiểu con người
- C. Bày tỏ thái độ khen chê
- D. Ca ngợi người anh hùng, có công đánh giặc, cứu nước
Câu 9: Trong văn tự sự, có thể lược bớt yếu tố nhân vật không?
- A. Có vì bỏ bớt sẽ ngắn gọn hơn
- B. Không vì nhân vật là một trong những yếu tố căn bản của văn tự sự
- C. Tùy vào người viết có thích bỏ hay không
- D. Không vì nếu bỏ văn bản sẽ ngắn quá
Câu 10: " ................. trong văn tự sự được trình bày cụ thể, ............ xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả… được sắp xếp theo ý đồ người kể. " Điền từ nào vào chỗ trống?
- A. Nhân vật chính
- B. Nhân vật phụ
- C. Sự việc
- D. Không gian
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Các thành phần chính của câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bài học đường đời đầu tiên
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Nhân hóa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bánh chưng bánh giầy
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Phương pháp tả người
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Phó từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mưa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mẹ hiền dạy con
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sự tích Hồ Gươm
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Buổi học cuối cùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Viết đơn