Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Cấu trúc của tế bào (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Cấu trúc của tế bào (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?
- A. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm
- B. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
- C. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ
- D. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 2: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?
- A. Vỏ nhầy
- B. Thành tế bào
- C. Mạng lưới nội chất
- D. Lông
Câu 3: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
- A. vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại
- B. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào
- C. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào
- D. vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh
Câu 4: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là
- A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
- B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
- C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
- D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 5: Bảo quản riboxom không có đặc điểm
- A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
- B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
- C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
- D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
Câu 6: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
- A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động
- B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
- C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất
- D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 7: Khi nói về số lượng lục lạp có trong tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trên cùng một cây, lá ở tầng trên có nhiều lục lạp hơn lá ở tầng dưới
- B. Trong cùng một lá, buổi sáng có nhiều lục lạp hơn buổi chiều
- C. Số lượng lục lạp trong các tế bào là khác nhau tùy thuộc độ chiếu sáng, loại mô và loài cây
- D. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
- A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
- B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
- C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
- D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 9: Lưới nội chất trơn không có chức năng
- A. Tổng hợp bào quan peroxixom
- B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
- C. Tổng hợp protein
- D. Vận chuyển nội bào
Câu 10: Cho biết các enzym trong lizoxom hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt các bơm proton trên màng lizoxom?
- A. Amip hoạt động bình thường
- B. Amip tiêu hóa thức ăn tốt hơn
- C. Amip không thể bắt mồi
- D. Amip không thể tiêu hóa thức ăn
Câu 11: Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc
- A. lưới nội chất
- B. khung xương tế bào
- C. chất nền ngoại bào
- D. bộ máy Gôngi
Câu 12: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?
- A. Chất có kích thước nhỏ, mang điện
- B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực
- C. Chất có kích thước nhỏ
- D. Chất có kích thước lớn
Câu 13: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
- A. Protein xuyên màng
- B. Photpholipit
- C. Protein bám màng
- D. Colesteron
Câu 14: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì
- A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
- B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
- C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
- D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
Câu 15: Khi ở môi trường nhược trương, tế bào nào sau đây sẽ bị vỡ ra?
- A. Tế bào hồng cầu
- B. Tế bào nấm men
- C. Tế bào thực vật
- D. Tế bào vi khuẩn E. coli
Câu 16: Co nguyên sinh là hiện tượng
- A. Cả tế bào co lại
- B. Màng nguyên sinh bị dãn ra
- C. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
- D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
Câu 17: Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là:
- A. Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất
- B. Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất
- C. Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất
- D. Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất
Câu 18: Ở tế bào cánh hoa, nhiệ vụ chính của không bào là
- A. Chứa sắc tố
- B. Chứa nước và chất dinh dưỡng
- C. Chứa giao tử
- D. Chứa muối khoáng
Câu 19: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:
- A. peptidoglican
- B. xenlulozo
- C. kitin
- D. pôlisaccarit
Câu 20: Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ
- A. Bảo vệ cho tế bào
- B. Chứa chất dự trữ cho tế bào
- C. Tham gia vào quá trình phân bào
- D. Tổng hợp protein cho tế bào
Câu 21: Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm hạn chế được bệnh. Nước muỗi loãng đã làm cho
- A. vi sinh vật gây bệnh bị chết
- B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh
- C. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại
- D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P1)
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh hoc 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P1)
- Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 17: Quang hợp
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật