Trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?
- A. Xương đốt sống
- B. Xương bả vai
- C. Xương cánh chậu
- D. Xương sọ
Câu 2: Chức năng của cột sống là:
- A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan phía bên trong khoang bụng
- B. Giúp cơ thể đứng thẳng, gắn xương sườn với xương ức thành lồng ngực
- C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động
- D. Bảo đảm cho cơ thể được vận động dễ dàng
Câu 3: Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn ?
- A. 4 đôi
- B. 3 đôi
- C. 1 đôi
- D. 2 đôi
Câu 4: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
- A. Axit axêtic
- B. Axit malic
- C. Axit acrylic
- D. Axit lactic
Câu 5: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
- A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 6: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ?
- A. Mỏi cơ
- B. Liệt cơ
- C. Viêm cơ
- D. Xơ cơ
Câu 7: Xương có nhiều biến đổi do sự phát triển tiếng nói ở người là:
- A. Xương trán
- B. Xương mũi
- C. Xương hàm trên
- D. Xương hàm dưới
Câu 8: Chức năng của hai đầu xương là:
- A. Giảm ma sát trong khớp xương
- B. Phân tán lực tác động
- C. Tạo các ô chứa tủy đỏ
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì:
- A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng
- B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng
- C. Chưa có thành phần khoáng
- D. Chưa có thành phần cốt giao
Câu 10: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ ?
- A. 400 cơ
- B. 600 cơ
- C. 800 cơ
- D. 500 cơ
Câu 11: Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là:
- A. Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau
- B. Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau
- C. Mỗi đơn vị cấu trúc đều có thành phần mềm dẻo phù hợp với chức năng co dãn cơ
- D. Cả A, B đều đúng
Câu 12: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ
- B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- C. Tất cả các phương án còn lại
- D. Lao động vừa sức
Câu 13: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?
- A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
- B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
- C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển
- D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển
Câu 14: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
- A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người ?
- A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng
- B. Lồi cằm xương mặt phát triển
- C. Xương cột sống hình vòm
- D. Cơ mông tiêu giảm
Câu 16: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
- A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
- B. Mang vác về một bên liên tục
- C. Mang vác quá sức chịu đựng
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 17: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng
- A. nuốt.
- B. viết.
- C. nói.
- D. nhai.
Câu 18: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
- A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài
- B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong
- C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài
- D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong
Câu 19: Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
- A. Máu
- B. Mỡ
- C. Tủy đỏ
- D. Nước mô
Câu 20: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?
- A. Hình cầu
- B. Hình trụ
- C. Hình đĩa
- D. Hình thoi
Câu 21: Thành phần cấu tạo của xương
- A. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao)
- B. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng)
- C. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi
- D. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi
Câu 22: Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp ?
- A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ
- B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ
- C. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng
- D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 4: Hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 6: Phản xạ
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 7: Bài tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 10: Nội tiết (P2)