Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P5)

30 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn để hạn chế

  • A. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất.
  • B. Ô nhiễm do chất phóng xạ.
  • C. Ô nhiễm do không khí.
  • D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai.

Câu 2: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:

  • A. Độ đa dạng
  • B. Độ nhiều
  • C. Độ thường gặp
  • D. Độ tập trung

Câu 3: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

  • A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
  • D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.

Câu 4: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào:

  • A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
  • B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
  • C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.
  • D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.

Câu 5: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm:

  • A. Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở.
  • B. Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở.
  • C. Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh.
  • D. Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn.

Câu 6: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
  • B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
  • C. Dầu mỏ và tài nguyên nước
  • D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật

Câu 7: Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố con người.
  • B. Nhóm nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và nhóm các sinh vật khác.
  • C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhóm nhân tố con người.
  • D. Nhóm nhân tố con người và nhóm các sinh vật khác.

Câu 8: Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây:

  • A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.
  • B. Cộng sinh.
  • C. Vật ăn thịt và con mồi.
  • D. Kí sinh.

Câu 9: Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:

  • A. Trồng cây gây rừng
  • B. Tiến hành chăn thả gia súc
  • C. Cày xới để làm nương, rẫy để sản xuất lương thực
  • D. Làm nhà ở

Câu 10: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

  • A. Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có.
  • B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có.
  • C. Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao.
  • D. Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người.

Câu 11: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao?

  • A. Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  • B. Cần vì: biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển.
  • C. Cần vì: nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người.
  • D. Không cần vì: hàng năm trên thế giới đã có ngày “làm sạch bãi biển”.

Câu 12: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là:

  • A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
  • B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành.
  • C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia.
  • D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp .

Câu 13: Giao phối cận huyết là:

  • A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ.
  • B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen.
  • C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.
  • D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng.

Câu 14: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là

  • A. Hái quả, săn bắt thú.
  • B. Bắt cá, hái quả.
  • C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng.
  • D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Câu 15: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

  • A. Do tác động của gió từ một phía.
  • B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
  • C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
  • D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Câu 16: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã?

  • A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc.
  • B. Đàn hải âu ở biển.
  • C. Bầy sói trong rừng.
  • D. Tôm, cá trong hồ tự nhiên.

Câu 17: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật?

  • A. đến sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước .
  • B. đến cấu tạo của rễ
  • C. đến sự dài ra của thân
  • D. đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật.

Câu 18: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

  • A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
  • B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
  • C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
  • D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

Câu 19: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do

  • A. Săn bắt bừa bãi, vô tổ chức.
  • B. Các chất thải từ thực vật phân huỷ.
  • C. Đốn rừng để lấy đất canh tác.
  • D. Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ.

Câu 20: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây?

  • A. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2.
  • B. Động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật.
  • C. Động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật.
  • D. Thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật.

Câu 21: Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường?

  • A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.
  • B. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.
  • C. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.
  • D. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.

Câu 22: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

  • A. Động vật mất nơi cư trú.
  • B. Môi trường bị ô nhiễm.
  • C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái.
  • D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng.

Câu 23: Nước ta đã rút ngắn thời gian tạo ra giống mới và tạo những đặc tính quý mà phương pháp chọn giống truyền thống chưa làm được là nhờ?

  • A. Vận dụng các quy luật biến dị.
  • B. Vận dụng các quy luật di truyền - biến dị, sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.
  • C. Sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào.
  • B. Sử dụng các phương pháp chọn lọc.

Câu 24: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm

  • A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái.
  • B. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu.
  • C. Bảo vệ môi trường không khí.
  • D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.

Câu 25: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để:

  • A. Duy trì một số tính trạng mong muốn
  • B. Tạo dòng thuần
  • C. Tạo ưu thế lai
  • D. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai

Câu 26: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải:

  • A. Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó
  • B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ)
  • C. Trồng cây kết hợp bón phân
  • D. Trồng các loại giống mới

Câu 27: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?

  • A. Ếch, ốc sên, giun đất.
  • B. Ếch, lạc đà, giun đất.
  • C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.
  • D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.

Câu 28: Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là:

  • A. Khí đốt thiên nhiên
  • B. Than đá
  • C. Dầu mỏ
  • D. Bức xạ mặt trời

Câu 29: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

  • A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
  • C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
  • D. Không thể sống được.

Câu 30: Giống lúa DT17 được tạo ra từ giống lúa DT10 có năng suất cao với giống lúa OM80 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo nhờ phương pháp:

  • A. Gây đột biến nhân tạo.
  • B. Tạo giống ưu thế lai.
  • C. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp.
  • D. Tạo giống đa bội thể.

Câu 31: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

  • A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa.
  • B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng.
  • C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
  • D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới.

Câu 32: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

  • A. Cộng sinh.
  • B. Sinh vật ăn sinh vật khác.
  • C. Cạnh tranh.
  • D. Kí sinh.

Câu 33: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của

  • A. Sự phát triển của nền nông nghiệp.
  • B. Thời đại văn minh công nghiệp.
  • C. Sự phát triển đô thị.
  • D. Nền nông nghiệp cơ giới hoá.

Câu 34: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

  • A. Lai khác dòng.
  • B. Lai kinh tế.
  • C. Lai phân tích.
  • D. Tạo ra các dòng thuần.

Câu 35: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị:

  • A. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli.
  • B. Thức ăn không rửa sạch.
  • C. Môi trường sống không vệ sinh.
  • D. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh.

Câu 36: Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là:

  • A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
  • B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất.
  • C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn).
  • D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất.

Câu 37: Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào sau đây?

  • A. Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.
  • B. Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể.
  • C. Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể.
  • D. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 38: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
  • B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
  • C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
  • D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

Câu 39: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?

  • A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại.
  • B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
  • C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
  • D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền.

Câu 40: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?

  • A. Nấm và vi khuẩn.
  • B. Thực vật.
  • C. Động vật ăn thực vật.
  • D. Các động vật kí sinh.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội