Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 6)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 6). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Những nhận định nào không đúng về ARN?
(1) Là vật chất di truyền của tất cả các dạng chưa có cầu trúc tế bào.
(2) Là sản phẩm của quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào.
(3) Có cấu trúc hai mạch đi song song với nhau.
(4) Chỉ tồn tại ở tế bào chất của sinh vật nhân thực.
(5) Cấu tạo đa phần gồm các ribônuclêôtit liên kết hoá trị với nhau.
- A. (1),(2).().
- B. (1),(3),(4)
- C. (3).(4), (5).
- D. (2). (4). (5).
Câu 2: Đơn phân nào sau đây không cấu tạo nên ARN?
- A. Adenin(A)
- B. Uraxin (U)
- C. Timin (T).
- D. Xitozin (X).
Câu 3: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
- A. Mô xương cứng
- B. Mô xương xốp
- C. Sụn bọc đầu xương
- D. Màng xương
Câu 4: Những nhận định nào dưới đây về hệ tuần hoàn ở người là đúng?
(1) Hệ tuần hoàn gồm tim và các hệ mạch tạo thành hệ tuần hoàn
(2) Máu từ phổi về tâm hi trái là máu đỏ tươi chứ nhiều
(3) Áp lực của máu lên thành mạch tạo nên huyết áp
(4) Động mạch đẩy máu từ tim đến các cơ quan, vận tốc và áp lực lớn
- A. 1.2.3
- B. 2.3.4
- C. 1.3.4
- D. 1.2.4
Câu 5: Câu thận được tạo thành bởi
- A. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.
- B. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.
- C. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé
- D. một búi mao mạch dày đặc.
Câu 6: Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là
- A. điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
- B. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan
- C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.
- D. là điều khiến các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt
Câu 7: Ở người. bệnh mù màu do gen lặn quy định nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy một người chồng bị bệnh mù màu, họ sinh một con trai bị bệnh mù màu. Kết luận đúng là: Gen bệnh của con trai
- A. lấy từ bố hoặc mẹ
- B. lấy từ bố và mẹ
- C. lấy từ mẹ
- D. chắc chắn lấy từ bố
Câu 8: Để tư vấn di truyền cho người bệnh cần thực hiện các bước theo trật tự đúng nào dưới đây?
(1) Xác định gen quy định bệnh là trội hay lặn. .
(2) Căn cứ vào quan hệ huyết thống để lập sơ đồ pha hệ cho người bệnh,
(3) Xác định vị trí của gen trong tế bào.
(4) Tính xác suất sinh ra người con bị bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn.
(5) Xác định kiêu gen cho những người trong sơ đồ pha hệ.
- A. (1) — (2) — (3) — (4)— (5).
- B. (2) — (4) — (3) — (1) — (5)
- C, (2) — (1) — (3) — (5) — (4).
- D.(1) — (3) — (5)— (4) — (2)
Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
- A. Các cây cọ trên một ngọn đồi Phú Thọ.
- B. Các con cá chép sống trong một cái hồ.
- C. Các con chim sống trong một khu rừng.
- D. Các con voi sống ở rừng Tây Nguyên.
Câu 10: Trong các mối quan hệ sau, những quan hệ nào biểu hiện cho cạnh tranh cùng loài?
(1) Rận kí sinh trên trâu hoặc bò.
(2) Hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ.
(3) Ăn thịt đồng loại.
(4) Tự tỉa thưa của cây.
- A. (2),(3),(4).
- B. (1),(2), (3).
- C. (1), (2). (4).
- D. (1). (3). (4).
Câu 11: Trong những nguyên nhân sau đây, những nguyên nhân nào làm tăng lượng gây hiệu ứng nhà kính?
(1) Sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch
(2) Khai thác san hô bừa bãi
(3) Phá rừng tràn lan
(4) Các nhà máy, xưởng nghề phát triển ngày càng nhiều
(5) Người dân sử dụng phương tiện cộng đồng ngày càng nhiều
- A. 1.2.3
- B. 1.3.4
- C. 2.3.5
- D. 2.4.5
Câu 12: Loại tài nguyên nào dưới đây thuộc nhóm tài nguyên không tái sinh?
- A. Dầu lửa
- B. Tài nguyên nước
- C. Tài nguyên đất
- D. Bức xạ mặt trời
Câu 13: Nhằm khai thác tối ưu nguồn sống tiềm tàng của môi trường sống là ý nghĩa của kiểu phân bố
- A. theo nhóm
- B. ngẫu nhiên
- C. phân tầng
- D. đồng đều
Câu 14: Nêu kích thước của quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa có thể dẫn đến những hiện tượng nào dưới đây?
(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
(2) Mức sinh sản của quần thể giảm xuống.
(3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
(4) Sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
- A. 1.2.3
- B. 2.3.4
- C. 1.3.4
- D. 1.2.4
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình thụ tinh?
- A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
- B. Thụ tinh nhằm phục hồi bộ NST lưỡng bội của loài.
- C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
- D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều được thụ tinh với trứng tạo hợp tử.
Câu 16: Trong 1 tế bào sinh dục của 1 loài đang ở kì giữa I, người ta đếm có tất cả 16 crômatit. Tên của loài nói trên là
- A. đậu Hà Lan
- B. ruồi giấm.
- C. bắp cải.
- D. củ cải
Câu 17: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các bước:
(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
(2) Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh..
(4) Tạo các dòng thuân bằng tự thụ phấn
Thứ tự đúng các bước trên là:
- A. 4 ->2 ->3 ->1
- B. 4 -> 2 -> 1 -> 3
- C. 4 -> 3 -> 2 -> 1
- D. 4 -> 1 -> 2 -> 3
Câu 18: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan đi truyền độc lập vì
- A. tỉ kệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác xuất của các tính trạng hợp thành nó
- B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn
- C. F2 có 4 kiểu hình
- D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 19: Công nghệ tế bào là:
- A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống
- B. dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể
- C. nuối cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo
- D. dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào
Câu 20: Người ta đã thành công trong việc tạo ra cây lai bằng phương pháp lai tế bào ở hai loài sau đây?
- A. Cà chua và khoai tây
- B. Bắp và lúa
- C. Thuốc lá và lúa
- D. Cỏ dại và bắp
Câu 21: Kiểu hình là gì?
- A. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
- B. Là hình dạng của cơ thể
- C. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
- D. Là hình thái kiểu cách của một con người
Câu 22: Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?
- A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
- B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
- C. 3 trội : 1 lặn.
- D. 100% trung gian.
Câu 23: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:
- A. AABb x AABb
- B. AaBB x Aabb
- C. AAbb x aaBB
- D. Aabb x aabb
Câu 24: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là:
- A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
- B. Phải có nhiều cá thể lai F1
- C. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn
- D. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4
Câu 25: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
- A. AA x AA.
- B. AA x Aa.
- C. Aa x Aa.
- D. Aa x aa.
Câu 26: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là
- A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 27: Hoạt động các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra trao đổi chéo, sau đó lại tách rời nhau. Đây là kì nào của lần phân bào nào trong giảm phân?
- A. Kì đầu của lần phân bào I
- B. Kì đầu của lần phân bào II
- C. Kì giữa của lần phân bào I
- D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 28: Ở ruồi giấm(2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau
- Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.
- Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.
- Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.
- Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.
Số ý đúng là:
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6
Câu 29: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:
- A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt
- B. Hình dạng và vị của quả
- C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh
- D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa
Câu 30: Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là:
- A. Hàng chục
- B. Hàng ngàn
- C. Hàng trăm ngàn
- D. Hàng triệu
Câu 31: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:
- A. Do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi
- B. Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào
- C. DO NST luôn ở trạng thái kép
- D. Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
Câu 32: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:
- A. T mạch khuôn
- B. G mạch khuôn
- C. A mạch khuôn
- D. X mạch khuôn
Câu 33: Thể dị bội gồm dạng nào?
- A. Dạng 2n- 2
- B. Dạng 2n- 1
- C. Dạng 2n + 1
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 34: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là:
- A. Đảo đoạn
- B. Mất đoạn
- C. Lặp đoạn
- D. Tất cả các đột biến trên
Câu 35: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:
- A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố
- B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ
- C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ
- D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24
Câu 36: Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở?
- A. cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.
- B. sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
- C. xét nghiệm, chuẩn đoán trước sinh.
- D. cả A, B và C đúng.
Câu 37: Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh:
- A. Gấu Bắc cực
- B. Chim én
- C. Hươu, nai
- D. Cừu
Câu 38: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
- A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
- B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
- C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
- D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 39: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
- A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
- B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
- C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
- D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
Câu 40: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?
- A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học
- B. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học
- C. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học
- D. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 1: Menđen và Di truyền học
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 1)