Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
- A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
- B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
- C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
- D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 2: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
- A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
- C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 3: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?
- A. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.
- B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.
- C. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.
- D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.
Câu 4: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:
- A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
- B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
- C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
- D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 5: Loài sinh vật nào dưới đây có khả năng chịu lạnh tốt nhất?
- A. Ấu trùng cá
- B. Trứng ếch
- C. Ấu trùng ngô
- D. Gấu Bắc cực
Câu 6: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?
- A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão
- B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự về khỏi con người phá hoại
- C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc
- D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng
Câu 7: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
- A. Làm tăng thêm sức thổi của gió
- B. Làm tăng thêm tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
- C. Làm cho tốc độ thổi gió dừng lại, cây không bị đổ
- D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ
Câu 8: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
- A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
- B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
- C. Cáo đuổi bắt gà
- D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.
Câu 9: Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật là:
- A. nơi sinh vật cư trú.
- B. nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn.
- C. nơi sinh vật sinh sống.
- D. nơi sinh vật sinh sản.
Câu 10: Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào ?
- A. Độ dài ngày mùa hè ngắn hơn mùa đông.
- B. Độ dài ngày mùa đông và mùa hè như nhau.
- C. Độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.
- D. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 11: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
- A. Vì con người có tư duy, có lao động.
- B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
- C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
- D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.
Câu 12: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
- A. phát triển thuận lợi nhất.
- B. có sức sống trung bình.
- C. có sức sống giảm dần.
- D. chết hàng loạt.
Câu 13: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?
- A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
- B. Nơi có độ ẩm cao.
- C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
- D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Câu 14: Mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam như thế nào khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận?
- A. Tăng dần.
- B. Giảm dần.
- C. Không tăng
- D. Không giảm
Câu 15: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?
- A. Cạnh tranh
- B. Sinh vật ăn sinh vật khác
- C. Hỗ trợ
- D. Cộng sinh
Câu 16: Da người có thể là môi trường sống của:
- A. Giun đũa kí sinh
- B. chấy, rận, nấm
- C. Sâu
- D. Thực vật bậc thấp
Câu 17: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là:
- A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
- B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
- C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
- D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
Câu 18: Câu nào sai trong các câu sau ?
- A. Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng.
- B. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.
- C. Có nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày, có nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
- D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Câu 19: Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
- A. Một nhóm – Nhóm động vật ưa ẩm.
- B. Một nhóm – Nhóm động vật ưa khô.
- C. Hai nhóm – Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.
- D. Ba nhóm : A, B và nhóm trung gian.
Câu 20: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật
- A. không loài nào có lợi.
- B. không loài nào bị hại.
- C. một loài được lợi và loài kia bị hại.
- D. cả hai loài đều có lợi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 5)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 9)