Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :

  • A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
  • B. cấy truyền phôi
  • C. chuyển gen từ vi khuẩn
  • D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 2: Công nghệ gen là gì?

  • A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
  • B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp
  • C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen
  • D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen

Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:

  • A. Giao phối xảy ra ở thực vật
  • B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
  • C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
  • D. Lai giữa dòng thuần chủng khác nhau

Câu 4: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

  • A. Lai khác dòng
  • B. Lai kinh tế
  • C. Lai phân tích
  • D. Tạo ra các dòng thuần chủng

Câu 5: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

  • A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới
  • B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.
  • C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém
  • D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.

Câu 6: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • A. Nuôi cấy hạt phấn
  • B. Nuôi cấy mô tế bào
  • C. Cấy truyền phôi
  • D. Nhân bản vô tính

Câu 7: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
  • B. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.
  • C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.
  • D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Câu 8: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học?

  • A. Công nghệ gen
  • B. Công nghệ enzim / prôtêin
  • C. Công nghệ chuyển nhân và phôi
  • D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hoá giống:

  • A. Các cá thể có sức sống kém dần
  • B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm
  • C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
  • D. Nhiều bệnh tật xuất hiện

Câu 10: Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:

  • A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường
  • B. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình
  • C. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
  • D. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu

Câu 11: Trong quần thể,ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì:

  • A. tỉ lệ dị hợp giảm,tỉ lệ đồng hợp tăng
  • B. tỉ lệ đồng hợp giảm,tỉ lệ dị hợp tăng
  • C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp nhanh
  • D. tần số đột biến có xu hướng tăng

Câu 12: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính?

  • A. Tia tử ngoại.
  • B. Tia X.
  • C. Xung điện.
  • D. Hoocmôn sinh trưởng.

Câu 13: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai.
  • B. Ưu thế lai biểu hiện cá nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
  • C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
  • D. Ưu thế lai được ứng dụng trong phép lai kinh tế.

Câu 14: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là:

  • A. Các tia phóng xạ, cônsixin
  • B. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
  • C. Tia tử ngoại, cônsixin
  • D. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin

Câu 15: Tác dụng của sốc nhiệt là:

  • A. Gây mất cặp nuclêôtit trong đột biến gen
  • B. Gây lặp đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST
  • C. Gây đảo đoạn NST
  • D. Thường gây đột biến số lượng NST

Câu 16: Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là:

  • A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường
  • B. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình
  • C. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
  • D. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu

Câu 17: Được xem là tiến bộ kĩ thuật nổi bật của thế kỉ XX. Đó là việc tạo ra:

  • A. Cà chua lai
  • B. Đậu tương lai
  • C. Ngô lai
  • D. Lúa lai

Câu 18: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành:

  • A. Công nghệ enzim / prôtêin
  • B. Công nghệ gen
  • C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
  • D. Công nghệ sinh học

Câu 19: Tia nào sau đây không có khả năng xuyên sâu qua các mô?

  • A. Tia X
  • B. Tia gamma
  • C. Tia tử ngoại
  • D. Tia anpha

Câu 20: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng:

  • A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người.
  • B. Sản xuất ra chất kháng sinh.
  • C. Tổng hợp được kháng thể.
  • D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.
Xem đáp án
  • 120 lượt xem