Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?
- A. Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng
- B. Nuối cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
- C. Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng
- D. Nuối cấy mô tế bào
Câu 2: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích
- A. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
- B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
- C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
- D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ
Câu 3: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
- A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
- B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
- C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
- D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 4: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?
- A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
- B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
- C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống
- D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
Câu 5: Tia tử ngoại thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở:
- A. Thực vật và động vật
- B. Vi sinh vật, bào tử và hạt phấn
- C. Vi sinh vật, mô động vật và thực vật
- D. Động vật, vi sinh vật
Câu 6: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì:
- A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng
- B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt
- C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi và trồng trọt
- D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới
Câu 7: Bảng dưới đây cho ta biết 1 số thông tin về tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Cột A | Cột B |
1. Nuôi cấy hạt phấn | a) Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen |
2. Lấy tế bào sinh dưỡng | b) Cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai |
3. Nuôi cấy mô tế bào | c) Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội |
4. Cấy truyền phôi | d) Kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi |
Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng?
- A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d
- B. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d
- C. 1-c, 2-a, 3-c, 4-d
- D. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d
Câu 8: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?
I. Tạo ADN tái tổ hợp
II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
II. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
- A. I, II, III
- B. III, II, I
- C. III, I, II
- D. II, III, I
Câu 9: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng:
- A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người
- B. Sản xuất ra chất kháng sinh
- C. Tổng hợp được kháng thể
- D. Tổng hợp được nhiều loại Protein khác nhau
Câu 10: Kỹ thuật gen gồm những khâu nào?
- A. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut
- B. Tạo ADN lai, rồi cắt ADN của tế bào cho, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền
- C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 11: Giao phối cận huyết là:
- A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
- B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
- C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau
- D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng
Câu 12: Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là:
- A. Chọn lọc không có chủ định
- B. Chọn lọc với qui mô nhỏ
- C. Chọn lọc hàng loạt
- D. Chọn lọc không đồng bộ
Câu 13: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện:
- A. Công nghệ tế bào
- B. Công nghệ gen
- C. Công nghệ sinh học
- D. Kĩ thuật gen
Câu 14: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?
- A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại
- B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng
- C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử
- D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di truyền
Câu 15: Câu nào dưới đây giải thích ưu thế lai là đúng?
- A. Lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
- B. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý sẽ luôn cho ưu thế lai cao.
- C. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
- D. Không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về KH.
Câu 16: Người ta thường dùng loại hoá chất nào dưới đây để gây đột biến đa bội?
- A. Nitrôzô mêtyl urê (NMU)
- B. Êtylmêtal sunfonat (EMS)
- C. Nitrôzô êtyl urê (NEU)
- D. Cônsixin
Câu 17: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người?
- A. Glucagôn
- B. Ađrênalin
- C. Tirôxin
- D. Insulin
Câu 18: Trong chọn giống bằng cách gây đột biến nhân tạo, loại tia nào được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn?
- A. Tia hồng ngoại
- B. Tia X
- C. Tia tử ngoại
- D. Tia bêta
Câu 19: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:
- A. Giao phối cận huyết.
- B. Lai phân tích.
- C. Lai kinh tế
- D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 20: Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ:
- A. Thực vật
- B. Xạ khuẩn
- C. Động vật
- D. Thực vật và động vật
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 8: Nhiễm sắc thể
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 30: Di truyền học với con người
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 49: Quần xã sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật