Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Bệnh, tật di truyền là
A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gen hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
- B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gen.
Câu 2: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh tật di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
A. Các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên
B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 3: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.
- B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.
D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 4: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
C. Chuẩn đoán trước sinh.
- D. Kết quả của phép lai phân tích.
Câu 5: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?
A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.
B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư.
- D. Tất cả các giải pháp nêu trên.
Câu 6: Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?
- A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác
C. Nếu người chồng có anh(chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con
- D. Cả A, B và C
Câu 7: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng?
A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.
- B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.
C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.
D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.
Câu 8: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người?
A. Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra
B. Do ô nhiễm môi trường
C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
- D. Cả A, B và C
Câu 9: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là?
- A. bệnh di truyền phân tử.
B. bệnh di truyền tế bào.
C. bệnh di truyền miễn dịch.
D. hội chứng.
Câu 10: Bệnh Đao là gì?
A. Bệnh Đao là bệnh ở người có 3 NST thứ 21
B. Bệnh Đao là bệnh có biểu hiện: người bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơI há, lưỡi thè ra, ngón tay ngắn
C. Bệnh Đao làm cho người si đần bẩm sinh và không có con
- D. Cả A, B và C
Câu 11: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:
A. Cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra
B. Hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn
C. Si đần bẩm sinh, không có con
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
- C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
Câu 13: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các
A. đột biến NST.
- B. đột biến gen.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị di truyền.
Câu 14: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:
A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố
B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ
- C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ
D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24
Câu 15: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?
A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến
B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc phải
C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di truyền
- D. Cả A và B
=> Kiến thức Giải bài 29 sinh 9: Bệnh và tật di truyền ở người
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: Con người, dân số và môi trường
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo