Giải bài 29 sinh 9: Bệnh và tật di truyền ở người
Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do môi trường và do dối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các bệnh và tật ở người. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi bài 29.
A. Lý thuyết
I. Một vài bệnh di truyền ở người
1. Bệnh Đao
- Dạng đột biến: 3 NST số 21
- Đặc điểm bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn
- Đặc điểm sinh lí: si đần bẩm sinh, không có con
2. Bệnh Tocno (OX)
- Dạng đột biến: Chỉ có 1 NST giới tính X (OX)
- Đặc điểm bên ngoài: nữ, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
- Đặc điểm sinh lí: thường mất trí nhớ, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, không có con
3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh
- Dạng đột biến: đột biến gen lặn
- Bệnh bạch tạng: da và tóc màu trắng, mắt hồng
- Bệnh câm điếc bẩm sinh
II. Một số tật di truyền ở người
- Một số tật di truyền: tật khe hở môi - hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn tay nhiều ngón, bàn chân mất ngón hoặc dính ngón, ...
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Chống sử dụng , thử, sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và hành vi gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng này
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tocno qua các đặc điểm hình thái nào?
Câu 2: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.
Câu 3: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một sô biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.
=> Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
Chủ đề liên quan