Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Định luật di truyền nói lên điều gì?
- A. Phản ánh tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở các thế hệ lai
- B. Giải thích tại sao con cháu lại giống cha mẹ, ông bà tổ tiên
- C. Phản ánh xu hướng tất yếu của sự biểu hiện các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ con cháu
- D. Cả A và B
Câu 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
- A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
- B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.
- C. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân.
- D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 3: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?
- A. Xác định được các dòng thuần.
- B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
- C. XáC định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
- D. XáC định được phương thức di truyền của tính trạng.
Câu 4: Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?
- A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
- B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
- C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
- D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ
Câu 5: Kết quả thựC nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?
- A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang alen kháC nhau.
- B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang alen khác nhau.
- C. Cá thể lai F1 cho 2 loại giao tử kháC nhau với tỉ lệ 3 : 1.
- D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.
Câu 6: Kết quả của một phép lai có tỷ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?
- A. AaBb x AaBb
- B. AABB x aabb
- C. Aabb x aaBb
- D AAbb x aabb
Câu 7: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
- A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
- B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
- C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
- D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Câu 8: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
- A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
- B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
- C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
- D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 9: Vận dụng định luật phân li, con người đã:
1. Xác định kiểu gen đổng hợp trội hay dị hợp nhờ phương pháp tự thụ phấn.
2. Dự đoán tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2.
3. Duy trì được ưu thế lai đời F1 sang F2.
4. Không cho F1 làm giống trừ trường hợp cho F2 sinh sản dinh dưỡng.
5. Góp phần giải thích biểu hiện thoái hóa giống do giao phối gần.
Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 4 và 5.
- B. 2, 3 và 4.
- C. 1, 2, 3, 4 và 5.
- D. 1 và 2.
Câu 10: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F2 là:
- A. AABB và AAbb
- B. AABB và aaBB
- C. AABB, AAbb và aaBB
- D. AABB, AAbb, aaBB và aabb
Câu 11: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là:
- A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chủ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ
- B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn
- C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1
- D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
Câu 12: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
- A. 100% cây hạt vàng
- B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh
- C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
- D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Câu 13: Các biến dị tổ hợp được tạo ra:
- A. Trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F1
- B. Trong sinh sản hữu tính, xuất hiện ở cả F1 và F2
- C. Trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F2
- D. Trong sinh sản hữu tính, không bao giờ xuất hiện ở F2
Câu 14: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?
- A. Toàn lông dài.
- B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
- C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
- D. Toàn lông ngắn.
Câu 15: Những phép lai nào sau đây được gọi là lai phân tích?
- A. P: Aa X Aa và P: AaBb X aabb.
- B. P: Aa X aa và P: AaBb X aabb.
- C. P: Aa X aa và P: Aabb X aaBb.
- D. P: Aa X aa và P: AaBb X AaBb.
Câu 16: Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?
1. P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường → F: 1 hồng cầu hình liềm nhẹ : 1 bình thường.
2. P: thân cao x thân thấp → F: 50% thân cao : 50% thân thấp.
3. P: mắt trắng x mắt đỏ → F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ
A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
- D. 1, 2, 3.
Câu 17: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
- A. Bố mẹ phải thuần chủng.
- B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
- C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
- D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 18: Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:
- A. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.
- B. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,
- C. Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.
- D. Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.
Câu 19: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
- A. Lai xa kèm đa bội hóa.
- B. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử.
- C. Lai phân tích.
- D. Lai tương đương.
Câu 20: Xét hai cá thể đều thuần chủng, mang tính trạng tương phản do 1 gen điều khiển. Muốn xác định cá thể nào mang tính trạng trội hay lặn người ta tiến hành bằng cách:
- A. Cho lai trở lại.
- B. Cho tự thụ phấn.
- C. Cho chúng giao phối với nhau hay đem lai phân tích.
- D. Cho lai thuận nghịch.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 25: Thường biến
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần