Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Ở cơ chế người, cơ quan nào sau đây nằm trong khoang ngực?
- A. Gan
- B. Phổi
- C. Thận
- D. Dạ dày
Câu 2: Chức năng của 2 lá phổi là:
- A. thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.
- B. thực hiện trao đổi khí giữa tế bào với môi trường trong.
- C. giúp phổi điều hoà không khí cho cơ thể.
- D. dẫn khí vào và ra, làm ấm, làm ẩm không khí.
Câu 3: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng
- A. bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
- B. dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.
- C. chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
- D. bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách tế bào niêm mạc với pepsin và HCI.
Câu 4: Cơ chế tự sao ADN là cơ sở dẫn đến
- A. cơ chế nhân đôi của NST.
- B. sự phân chia của tế bảo.
- C. sự nhân đôi của các bào quan.
- D. sự phân chia của nhân.
Câu 5: Một gen có 2A = 3G và số nuclêôtit loại T = 600. Tổng số nuclêôtit của gen là
- A. 1500.
- B. 3000.
- C. 4500.
- D. 4000.
Câu 6: Những nhận định nào sau đây đúng khi nói về chức năng của ARN"
(1) ARN thông tin truyền đạt thông tin quy định cầu trúc cua prôtêin cần tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
(2) ARN vận chuyển chuyên chở axit amin tương ứng của môi trường nội bào tới nơi tổng hợp prôtêin.
(3) ARN ribôxôm cùng với prôtêin là thành phần cấu tạo nên bảo quản có tên gọi là ribôxôm
(4) ARN thông tin mang thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp
- A. 1.2.3
- B. 2.3.4
- C. 1.3.4
- D. 1.2.4
Câu 7: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy hoocmôn có
- A. tính đặc hiệu.
- B. tính phổ biến.
- C. tính đặc trưng cho loài
- D. hoạt tính sinh học rất cao
Câu 8: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính
- A. Tâm vóc cao hoặc tâm vóc thấp.
- B. Bệnh bạch tạng.
- C. Bệnh máu khó đông
- D. Dạng tóc xoăn hoặc thẳng.
Câu 9: Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Chỉ những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại, phát triền các hoạt động của sinh vật sống mới được gọi là nhân tố sinh thái.
- B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật nên chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nó.
- C. Trong môi trường sống, các nhân tố vô sinh quan trọng hơn nhân tố hữu sinh.
- D. Các nhân tố của môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
Câu 10: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
- A. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước của quần thể
- B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghĩ mới.
- C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài. tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
- D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với điều kiện sống
Câu 11: Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chìm ăn côn trùng bắt mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ
- A. kí sinh - vật chủ.
- B. hội sinh.
- C. hợp tác.
- D. cạnh tranh,
Câu 12: Những biện pháp sinh học nào dưới đây làm tăng lượng đạm trong đất, nâng cao năng suất cây trồng?
(1) Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất.
(2) Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa.
(3) Cung cập các vị sinh vật cố định đạm.
(4) Trồng xen canh và luân canh các loại cây trên một diện tích đất trồng.
- A. (1),(2).(3).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1),(3), (4).
- D. (1). (3). (4).
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải là do?
- A. Hoạt động của núi lửa
- B. Biến đổi khí hậu
- C. Qúa trình đốt cháy nhiên liệu
- D. Bức xạ mặt trời
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là ảnh hưởng của nhân tố vô sinh lên sinh vật sống?
- A. Hai con trâu tranh nhau đám cỏ non
- B. Độ PH của môi trường thấp làm một số loài cây chết
- C. Tôi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật
- D. Sâu rau ăn hết lá, cây không quang hợp
Câu 15: Nguyên nhân gây ra thường biến là do
- A. Tác động trực tiếp của môi trường sống.
- B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
- C. rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.
- D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.
Câu 16: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là
- A. Biến đổi hình dạng.
- B. tự nhân đôi trong phân bào.
- C. Trao đổi chất.
- D. co xoăn và dẫn xoắn trong phân bào.
Câu 17: Đột biến số lượng NST bao gồm:
- A. lặp đoạn và đảo đoạn NST,
- B. đột biến dị bội và chuyển đoạn NST.
- C. đột biến đa bội và mất đoạn NST
- D. đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 18: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loại sinh vật phân tính là:
- A. luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.
- B. đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.
- C. đều là cặp XX ở giới cái.
- D. đều là cặp XY ở giới đực.
Câu 19: Quy luật phân li độc lập thực chất mới nói về:
- A. sự phân li độc lập của các tính trạng
- B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1
- C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
- D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình thụ tinh
Câu 20: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 21: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
- A. 100% cây hạt vàng
- B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh
- C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
- D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Câu 22: Giả sử: A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập. Bố mẹ có kiểu gen là: AABb và aabb. Tỷ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?
- A. Có tỷ lệ phân li 1: 1
- B. Có tỷ lệ phân li 1: 2 : 1
- C. Có tỷ lệ phân li 9: 3: 3: 1
- D. Có tỷ lệ phân li 1: 1: 1: 1
Câu 23: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F2 là:
- A. AABB và AAbb
- B. AABB và aaBB
- C. AABB, AAbb và aaBB
- D. AABB, AAbb, aaBB và aabb
Câu 24: Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành
1. Lai phân tích;
2. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa;
3. Tự thụ phấn.
- A. 1, 2.
- B. 1, 3.
- C. 2, 3.
- D. 1, 2, 3.
Câu 25: Phát biểu nào đúng về kì trung gian I và II?
- A. Đều xảy ra nhân đôi NST
- B. Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit
- C. Chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST
- D. Chỉ có kì trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST
Câu 26: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?
- A. 20
- B. 60
- C. 80
- D. 1200
Câu 27: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
- A. 1 trứng và 3 thể cực
- B. 4 trứng
- C. 3 trứng và 1 thể cực
- D. 4 thể cực
Câu 28: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thỡ ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:
- A. Đều có thân xám, cánh dài .
- B. Đều có thân đen, cánh ngắn.
- C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
- D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.
Câu 29: Một gen có chiều dài 5100Å thì phân tử prôtêin hoàn thiện được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen đó có bao nhiêu axit amin?
- A. 497 axit amin
- B. 498 axit amin.
- C. 499 axit amin.
- D. 500 axit amin.
Câu 30: Gen cấu trúc là:
- A. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein
- B. Một đoạn ADN có khả năng tái sinh
- C. Một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN
- D. Một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã
Câu 31: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là:
- A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
- B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
- C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn
- D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 32: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
- A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.
- B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
- C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.
- D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 33: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người?
- A. Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra
- B. Do ô nhiễm môi trường
- C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
- D. Cả A, B và C
Câu 34: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
- A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
- B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt
- C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
- D. Cả A và B
Câu 35: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là:
- A. Cây có phiến lá to, rộng và dày
- B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
- C. Cây biến dạng thành thân bò
- D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
Câu 36: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là:
- A. Từ 15 đến dưới 20 tuổi
- B. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi
- C. Từ sơ sinh đến dưới 25 tuổi
- D. Từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi
Câu 37: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái:
- Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh
- Bất ki sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái
- Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng
- Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo
Số phát biểu đúng là:
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. 3
Câu 38: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?
- A. Nước thải không được xử lí
- B. Khí thải của các phương tiện giao thông
- C. Tiếng ồn của các loại động cơ
- D. Động đất
Câu 39: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
- A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
- B. Đàn cá sống ở sông
- C. Đàn chim sống trong rừng.
- D. Đàn chó nuôi trong nhà.
Câu 40: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
- A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào
- B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
- C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao
- D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 3)
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn sinh học (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 48: Quần thể người
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: ADN và gen (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 10: Giảm phân