Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật

  • A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
  • C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
  • D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh

Câu 2: Có các loại môi trường phổ biến là?

  • A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
  • B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
  • C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
  • D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 3: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

  • A. Nhóm nhân tố vô sinh.
  • B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
  • C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.
  • D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 4: Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây ?

  • A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.
  • B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.
  • C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất.
  • D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.

Câu 5: Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là

  • A. 2 °C.
  • B. 5 °C.
  • C. 30°C.
  • D. 42 °C.

Câu 6: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

  • A. Do tác động của gió từ một phía.
  • B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.
  • C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.
  • D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Câu 7: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?

  • A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
  • C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  • D. Hạn sự thoát hơi nước.

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
  • B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
  • C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
  • D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái

Câu 9: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

  • A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
  • C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
  • D. Không thể sống được.

Câu 10: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

  • A. Cây vẫn mọc thẳng.
  • B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
  • C. Cây luôn quay về phía mặt trời.
  • D. Ngọn cây rũ xuống.

Câu 11: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:

  • A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
  • B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
  • C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
  • D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường

Câu 12: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

  • A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
  • B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
  • C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
  • D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 13: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:

  • A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
  • B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
  • C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
  • D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ

Câu 14: Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người là từ đâu ?

  • A. Từ thực vật.
  • B. Từ động vật.
  • C. Từ ánh sáng mặt trời.
  • D. Từ ôxi và nước.

Câu 15: Địa y bám trên cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ gì?

  • A. Hội sinh
  • B. Cộng sinh
  • C. Kí sinh
  • D. Nửa kí sinh

Câu 16: Môi trường sống của vi sinh vật là:

  • A. Đất, nước và không khí
  • B. Đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật
  • C. Đất, không khí và cơ thể động vật
  • D. Không khí, nước và cơ thể thực vật

Câu 17: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:

  • A. Giới hạn sinh thái
  • B. Tác động sinh thái
  • C. Khả năng cơ thể
  • D. Sức bền của cơ thể

Câu 18: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ?

  • A. Hô hẩp.
  • B. Quang hợp.
  • C. Phân chia tế bào.
  • D. Cả A. B và C.

Câu 19: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì ?

  • A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ
  • B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng
  • C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm
  • D. Hạn chế sự thoát hơi nước

Câu 20: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ?

  • A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
  • B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  • C. Không có nhóm nào cả.
  • D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
Xem đáp án
  • 68 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021