Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là:
- A. Tăng năng suất và hiệu quả các hệ sinh thái để phát triển kinh tế trong thời gian hiện tại.
- B. Phát triển ổn định kinh tế - môi trường, duy trì và cải tạo các hệ sinh thái chủ yếu để đạt năng suất và hiệu quả cao.
- C. Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu thiếu hiệu quả và năng suất thấp.
- D. Bảo đảm cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong chăn nuôi.
Câu 2: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?
- A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, …
- B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
- C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
- D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.
Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
- A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.
- B. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.
- C. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.
- D. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
Câu 4: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã:
- A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
- B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
- C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
- D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Câu 5: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1?
- A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp.
- B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội.
- C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn.
- D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
Câu 6: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây:
- A. Tài nguyên không tái sinh
- B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
- C. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
- D. Tài nguyên tái sinh
Câu 7: Sinh vật ăn thịt là:
- A. Cây nắp ấm
- B. Con cừu
- C. Con thỏ
- D. Con bò
Câu 8: Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường xuất hiện hiện tượng:
- A. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường.
- B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước.
- C. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu.
- D. Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt.
Câu 9: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là:
- A. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương.
- B. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
- C. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
- D. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư.
Câu 10: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây?
- A. Cộng sinh.
- B. Hội sinh.
- C. Cạnh tranh.
- D. Kí sinh.
Câu 11: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ?
- A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác.
- B. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí.
- C. Bón phân, biện pháp sinh học.
- D. Biện pháp canh tác, bón phân.
Câu 12: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào có hiệu quả nhất?
- A. Chọn lọc hàng loạt một lần.
- B. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.
- C. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con.
- D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần, chọn lọc cá thể.
Câu 13: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây:
- A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
- B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
- C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung.
- D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.
Câu 14: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?
- A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc.
- B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt.
- C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
- D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt.
Câu 15: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên
- A. Đất bị khô cằn.
- B. Đất giảm độ màu mở.
- C. Xói mòn đất.
- D. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở.
Câu 16: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là
- A. Trồng rau sạch.
- B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
- C. Bón phân cho thực vật.
- D. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 17: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
- A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
- B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
- C. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
- D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.
Câu 18: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu) :
- A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước
- B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật
- C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước
- D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt
Câu 19: Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
- A. Công nghệ cấy chuyển phôi.
- B. Nuôi thích nghi.
- C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).
- D. Tạo giống mới.
Câu 20: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
- A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
- B. Dạng phát triển.
- C. Dạng giảm sút.
- D. Dạng ổn định.
Câu 21: Các cá thể cùng loài sống với nhau thành một nhóm trong cùng một khu vực có thể cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm trong hoàn cảnh nào dưới đây?
- A. Khi môi trường cạn kiệt nguồn thức ăn, nơi ở quá chật chội.
- B. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa.
- C. Khi có gió bão.
- D. Khi có dịch bệnh.
Câu 22: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là:
- A Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
- B. Trồng thêm cây và gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
- C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
- D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia.
Câu 23: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì:
- A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.
- B. Tao ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt.
- C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt.
- D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới.
Câu 24: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?
- A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
- B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.
- C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.
- D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.
Câu 25: Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy để hạn chế
- A. Ô nhiễm không khí.
- B. Ô nhiễm nguồn nước.
- C. Ô nhiễm do chất phóng xạ.
- D. Ô nhiễm do tiếng ồn.
Câu 26: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do
- A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá.
- B. Công nghiệp khai khoáng phát triển.
- C. Chế tạo ra máy hơi nước.
- D. Nền hoá chất phát triển.
Câu 27: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
- A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
- B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
- D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 28: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa gì?
- A. Bảo vệ được nguồn khoáng sản.
- B. Bảo vệ được các loài động vật hoang dã.
- C. Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.
- D. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Câu 29: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:
- A. Khống chế sinh học
- B. Cạnh tranh giữa các loài
- C. Hỗ trợ giữa các loài
- D. Hội sinh giữa các loài
Câu 30: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:
- A. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém
- B. Có thể áp dụng rộng rãi.
- C. Chỉ cần tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả.
- D. Kết hợp được đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.
Câu 31: Đặc điểm của hình tháp dân số trẻ là gì?
- A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
- B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
- C. Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp.
- D.Đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao.
Câu 32: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?
- A. Từ môi trường không khí
- B. Từ nước
- C. Từ chất dinh dưỡng trong đất
- D. Từ năng lượng mặt trời
Câu 33: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?
- A. Tự thụ phấn
- B. Cho cây F1 lai với cây P
- C. Lai khác dòng
- D. Lai phân tích
Câu 34: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn đưa đi xa. Cá ép, rùa biển và cá lớn có mối quan hệ nào dưới đây?
- A. Cộng sinh.
- B. Ký sinh.
- C. Nữa kí sinh.
- D. Hội sinh.
Câu 35: Giống lợn ĐB Ỉ - 81 được tạo ra từ giống Đại bạch và giống Ỉ-81 nhờ phương pháp:
- A. Lai khác giống tạo giống mới.
- B. Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
- C. Tạo giống ưu thế lai.
- D. Lai kinh tế.
Câu 36: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
- A. Đất, nước, dầu mỏ.
- B. Đất, nước, sinh vật, rừng.
- C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng.
- D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng.
Câu 37: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như
- A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải.
- B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình.
- C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp.
- D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp.
Câu 38: Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?
- A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật.
- B. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc.
- C. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình.
- D. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật.
Câu 39: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?
- A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
- B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
- C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
- D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn
Câu 40: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào?
- A. 00 - 400.
- B. 100 - 400.
- C. 200- 300.
- D. 250- 350.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo