Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người, gây ra một số bệnh
- A. Bệnh di truyền.
- B. Bệnh ung thư.
- C. bệnh lao.
- D. Bệnh di truyền và bệnh ung thư.
Câu 2: Rừng mưa nhiệt đới là:
- A. Một quần thể sinh vật.
- B. Một quần xã sinh vật.
- C. Một quần xã động vật.
- D. Một quần xã thực vật.
Câu 3: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh:
- A. Tài nguyên rừng
- B. Tài nguyên đất
- C. Tài nguyên khoáng sản
- D. Tài nguyên sinh vật
Câu 4: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?
- A. Gần điểm gây chết dưới.
- B. Gần điểm gây chết trên.
- C. Ở điểm cực thuận.
- D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.
Câu 5: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:
- A. Rừng mưa nhiệt đới
- B. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
- C. Các hệ sinh thái hoang mạc
- D. Biển
Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
- A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
- B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
- C. Nhóm sinh vật ở nước.
- D. Nhóm sinh vật ở cạn.
Câu 7: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là:
- A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu.
- B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
- C. Gây ô nhiễm môi trường.
- D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn.
Câu 8: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?
- A. P: AABbDD X AABbDD
- B. P: AaBBDD X Aabbdd
- C. P: AAbbDD X aaBBdd
- D. P: aabbdd X aabbdd
Câu 9: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:
- A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- B. Nguồn thức ăn của quần thể.
- C. Khu vực sinh sống.
- D. Cường độ chiếu sáng.
Câu 10: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:
- A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
- B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
- C. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
- D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 11: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:
- A. Thành lập đội cảnh sát môi trường.
- B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện.
- C. Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp”.
- D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai.
Câu 12: Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do
- A. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
- B. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau.
- C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
- D. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế.
Câu 13: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây?
- A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động.
- B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm.
- C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.
- D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Câu 14: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp nào sau đây được xem là cơ bản?
- A. Gây đột biến nhân tạo.
- B. Nhân giống vô tính.
- C. Tự thụ phấn.
- D. Lai hữu tính.
Câu 15: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ -> Bọ rùa -> Ếch -> Rắn -> Vi sinh vật
Rắn là:
- A. Sinh vật sản xuất
- B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1
- C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2
- D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3
Câu 16: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
- A. Một khu rừng
- B. Một hồ tự nhiên
- C. Một đàn chuột đồng
- D. Một ao cá
Câu 17: Trong thực tế chọn giống, người ta thường áp dụng các phương pháp chọn lọc cơ bản nào sau đây?
- A. Chọn lọc tư nhiên, chọn lọc cá thể.
- B. Chọn lọc cá thể, chọn lọc hàng loạt.
- C. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc hàng loạt.
- D. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc cá thể.
Câu 18: Những hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường
- A. Phun thuốc trừ sâu.
- B. Trồng cây gây rừng.
- C. Vứt rác bừa bãi ra môi trường.
- D. Thải nước sinh hoạt ra môi trường.
Câu 19: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ?
- A. Hội sinh.
- B. Cộng sinh.
- C. Ký sinh.
- D. Cạnh tranh.
Câu 20: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?
- A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
- B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa.
- C. Không lấy trứng rùa.
- D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản.
Câu 21: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hóa giống xảy ra?
- A. Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
- B. Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
- C. Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ.
- D. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần.
Câu 22: Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) sẽ bị nhiễm bệnh
- A. Bệnh sán lá gan.
- B. Bệnh tả, lị.
- C. Bệnh sốt rét.
- D. Bệnh thương hàn.
Câu 23: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:
- A. Có chi dài hơn.
- B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông).
- C. Chân có móng rộng.
- D. Đệm thịt dưới chân dày.
Câu 24: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?
- A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật.
- B. Tạo khu du lịch.
- C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.
- D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá.
Câu 25: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?
- A. Có vùng phân bố rộng.
- B. Có vùng phân bố hạn chế.
- C. Có vùng phân bố hẹp.
- D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.
Câu 26: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
- A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn.
- B. Tăng cao độ phì cho đất.
- C. Bảo vệ động vật hoang dã.
- D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất.
Câu 27: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả
- A. Mất cân bằng sinh thái.
- B. Mất nhiều loài sinh vật.
- C. Mất nơi ở của sinh vật.
- D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật.
Câu 28: Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào để tạo nguồn biến dị ?
- A. Lai giống.
- B. Giao phối cận huyết.
- C. Gây đột biến nhân tạo.
- D. Sử dụng hoocmôn sinh dục.
Câu 29: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?
- A. Vi sinh vật phân giải
- B. Động vật ăn thực vật
- C. Động vật ăn thịt
- D. Thực vật
Câu 30: Phiến lá của cây ưa ẩm, chịu bóng khác với cây ưa ẩm, ưa sáng ở điểm nào?
- A. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.
- B. Phiến lá dày, có nhiều tế bào kích thước lớn chứa nước.
- C. Phiến lá hẹp, lá có lớp lông cách nhiệt.
- D. Phiến lá mỏng, rộng bản, mô giậu ít phát triển.
Câu 31: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có:
- A. Tháp dân số tương đối ổn định.
- B. Tháp dân số giảm sút.
- C. Tháp dân số ổn định.
- D. Tháp dân số phát triển.
Câu 32: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
- A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
- B. Nơi quang đãng.
- C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
- D. Nơi khô hạn.
Câu 33: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ là:
- A. Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất phóng xạ gây nguy hiểm.
- B. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải.
- C. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
- D. Xây dựng các nhà máy ở xa khu dân cư.
Câu 34: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai:
- A. Thứ 1.
- B. Thứ 2.
- C. Thứ 3.
- D. Mọi thế hệ.
Câu 35: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
- A. Đàn chim sống trong rừng.
- B. Đàn cá sống ở sông.
- C. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
- D. Đàn chó nuôi trong nhà.
Câu 36: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là:
- A. Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật.
- B. Do giao phối gần.
- C. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- D. Do lai phân tích.
Câu 37: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên
- A. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật.
- B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng.
- C. Mất cân bằng sinh thái.
- D. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 38: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
- A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
- B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
- C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.
- D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.
Câu 39: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:
- A. Kiếm mồi.
- B. Nhận biết các vật.
- C. Định hướng di chuyển trong không gian.
- D. Sinh sản.
Câu 40: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
- A. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- B. Làm cho quần xã không phát triển được.
- C. Làm mất cân bằng sinh thái.
- D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 4)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 50: Hệ sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo