Trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: ADN và gen (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: ADN và gen (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Axit nuclêic là từ chung dùng để chỉ cấu trúc:
- A. Prôtêin và axit amin
- B. Prôtêin và ADN
- C. ADN và ARN
- D. ARN và prôtêin
Câu 2: Một gen dài tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribonucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên?
- A. 15000 ribonucleotit
- B. 7500 ribonucleotit
- C. 8000 ribonucleotit
- D. 14000 ribonucleotit
Câu 3: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
- A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
- B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
- C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
- D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử?
- A. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu
- B. ADN có trình tự các cặp nucleotit đặc trưng cho loài
- C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh
- D. Cả A và B
Câu 5: Chiều xoắn của phân tử ADN là:
- A. Chiều từ trái sang phải
- B. Chiều từ phải qua trái
- C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
- D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau
Câu 6: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
- A. 1200 nuclêôtit
- B. 2400 nuclêôtit
- C. 3600 nuclêôtit.
- D. 3120 nuclêôtit.
Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
- A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
- B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
- C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
- D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 8: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
- A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
- B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
- C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
- D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 9: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
- A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
- C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
- D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 10: Bản chất mối liên hệ giữa protein và tính trạng là gì?
- A. Protein tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đso tính trạng được biểu hiện
- B. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng
- C. Protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện
- D. Protein đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện
Câu 11: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
- A. 210
- B. 119
- C. 105
- D. 238
Câu 12: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:
- A. T mạch khuôn
- B. G mạch khuôn
- C. A mạch khuôn
- D. X mạch khuôn
Câu 13: Mỗi chu kì xoắn của ADN cao gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp nuclêôtit tương ứng sẽ là:
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 14: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả:
- A. A = X, G = T
- B. A + T = G + X
- C. A + G = T + X
- D. A + X + T = X + T + G
Câu 15: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
- A. X = 1.000.000
- B. X = 500.000
- C. X = 400.000
- D. X = 800.000
Câu 16: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do
- A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
- B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
- D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 17: Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định ?
- A. Số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
- B. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.
- C. Thành phần axit amin, số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
- D. Trình tự sắp xếp axit amin, thành phần axit amin.
Câu 18: Nếu trên một mạch đơn của phân tử ADN có trật tự là: – A – T – G – X – A – thì trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là:
- A. – T – A – X – G – T –
- B. – T – A – X – A – T –
- C. – A - T – G – X – A –
- D. – A – X – G – T – A –
Câu 19: Một gen có số nuclêôtit loại A = 350, loại G = 400. Khi gen này tự nhân đôi thì số nuclêôtit từng loại trong các gen con sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
- A. A = T = 350 nuclêôtit; G = X = 400 nuclêôtit
- B. A = X = 350 nuclêôtit; G = T = 400 nuclêôtit
- C. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 800 nuclêôtit
- D. A = X = 700 nuclêôtit; G = T = 800 nuclêôtit
Câu 20: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?
- A. Kì trung gian
- B. Kì đầu
- C. Kì sau
- D. Kì cuối
Câu 21: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:
- A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
- B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin
- C. Cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn
- D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 4)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 47: Quần thể sinh vật
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn sinh học (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo