Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
- A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
- B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
- C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
- D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 2: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
- A. Dạng phát triển.
- B. Dạng ổn định.
- C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
- D. Dạng giảm sút.
Câu 3: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây
- A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động
- B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm
- C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.
- D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Câu 4: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là
- A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
- B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
- C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
- D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
Câu 5: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:
- A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã
- B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
- C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã
- D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã
Câu 6: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:
- A. Độ đa dạng
- B. Độ nhiều
- C. Độ thường gặp
- D. Độ tập trung
Câu 7: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
- A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
- B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
- C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
- D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Câu 8: Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?
- A. Cây xanh và động vật ăn thịt
- B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ
- C. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm
- D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm
Câu 9: Hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích gì trong xã hội nông nghiệp?
- A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt
- B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi
- C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi
- D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:
- A. Hoạt động của con người
- B. Hoạt động của sinh vật
- C. Hoạt động của núi lửa
- D. Cả A và B
Câu 11: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh?
- A. Vi sinh vật phân giải
- B. Động vật ăn thực vật
- C. Động vật ăn thịt
- D. Thực vật
Câu 12: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quân xã?
- A. Đôi cọ ở Vĩnh Phúc
- B. Đàn hải âu ở biển
- C. Bây sói trong rừng
- D. Tôm, cá trong hỗ tự nhiên
Câu 13: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã ?
- A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo
- B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ
- C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào
- D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè
Câu 14: Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những điều kiện của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này được gọi là gì ?
- A. Sự bất biến của quần xã
- B. Sự phát triển của quần xã
- C. Sự giảm sút của quần xã
- D. Sự cân bằng sinh học trong quần xã
Câu 15: Dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu đặc trưng của quần xã ?
- A. Tỉ lệ giởi tính
- B. Thành phần nhóm tuổi
- C. Kinh tế - xã hội
- D. Số lượng các loài trong quần xã
Xem thêm bài viết khác
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn sinh học (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 35: Ưu thế lai
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 48: Quần thể người
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P5)