Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi:
- A. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen.
- B. Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.
- C. Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.
- D. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người.
Câu 2: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất ?
- A. Quan sát kiểu hình
- B. Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
- C. Đánh giá khả năng sinh sản
- D. Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài
Câu 3: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
- A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
- B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến
- C. tổ hợp gen mang đột biến.
- D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến
Câu 4: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ
- A. giảm 1.
- B. giảm 2.
- C. tăng 1.
- D. tăng 2.
Câu 5: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì?
- A. làm gen bị biến đổ dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
- B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
- C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein
- D. làm biến đổi cấu truc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là:
- A. Đảo đoạn
- B. Mất đoạn
- C. Lặp đoạn
- D. Chuyển đoạn
Câu 7: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là:
- A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
- B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh
- C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
- D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 8: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
- A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 9: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
- A. Lúa nước
- B. Cà độc dược
- C. Cà chua
- D. Cả 3 loài nêu trên
Câu 10: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
- B. Năng suất cao, phẩm chất tốt
- C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
- D. Rất ít gặp ở động vật
Câu 11: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:
- A. Các biện pháp và kỹ thuật sản xuất
- B. Một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
- C. Năng suất thu được
- D. Điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng
Câu 12: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao thuộc dạng:
- A. 2n – 2
- B. 2n + 1
- C. 2n – 1
- D. 2n + 2
Câu 13: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1:
- A. bạch tạng
- B. Câm điếc bẩm sinh
- C. tơcnơ
- D. đao
Câu 14: Thể (2n +1) dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm:
- A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể trong nhân tế bào đều có 3 nhiễm
- B. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 3 nhiễm
- C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào bị mất đi 3 nhiễm
- D. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 1 nhiễm
Câu 15: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội:
- A. Tia gamma
- B. Hóa chất EMS
- C. Cônsixin
- D. Hóa chất NMU
Câu 16: Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở nhóm sinh vật nào?
- A. động, thực vật bậc thấp
- B. động vật
- C. cơ thể đơn bào
- D. thực vật
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
- A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
- B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
- C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chớ không truyền cho con tính trạng có sẵn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 50: Hệ sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Sinh vật và môi trường (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 23: Đột biến số lượng NST
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng tiếp theo
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào