Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thông tin về cấu trúc của prôtêin được xác định bởi:
- A. Dãy nuclêôtít trong mạch ADN.
- B. Dãy nuclêôtít trong mạch mARN.
- C. Dãy nuclêôtít trong mạch rARN.
- D. Dãy nuclêôtít trong mạch tARN.
Câu 2: Điểm khác biệt trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là gì?
- A. Một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân chia.
- B. Giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
- C. Tạo 1 giao tử lớn và 3 thể cực thứ 2.
- D. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau.
Câu 3: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở giai đoạn nào của chu kì tế bào?
- A. Ở kì trung gian, lúc các nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh và đã nhân đôi.
- B. Ở kì trung gian, lúc các nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh và chưa nhân đôi.
- C. Ở kì đầu của nguyên phân.
- D. Ở kì cuối của nguyên phân.
Câu 4: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
- A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
- B. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
- C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 5: Đa số đột biến gen tạo ra:
- A. Gen lặn.
- B. Gen trội.
- C. Gen dị hợp.
- D. Gen lặn và gen trội.
Câu 6: Cấu trúc không gian của phân tử ADN là :
- A. 1 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải.
- B. 1 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ trái sang phải.
- C. 2 chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái.
- D. 2 chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh 1 trục từ phải sang trái.
Câu 7: Đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi vật chất di truyền:
- A. Mất đoạn Nhiễm sắc thể.
- B. Đảo đoạn Nhiễm sắc thể.
- C. Lặp đoạn Nhiễm sắc thể.
- D. Chuyển đoạn Nhiễm sắc thể.
Câu 8: Ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi ở kì sau của giảm phân I có số lượng nhiễm sắc thể kép trong tế bào là bao nhiêu?
- A. 4
- B. 8
- C. 16
- D. 2
Câu 9: Trong tế bào sinh dưỡng, thể 3 nhiễm (2n + 1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là:)
- A. 47.
- B. 3.
- C. 24.
- D. 49.
Câu 10: Đặc điểm và chức năng chủ yếu của NST giới tính là:
- A. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng, chức năng xác định giới tính.
- B. Có nhiều cặp, đều nhau, không tương đồng chức năng nuôi dưỡng cơ thể.
- C. Luôn luôn là một cặp tương đồng, chức năng điều khiển tổng hợp prôtêin cho tế bào.
- D. Luôn luôn là một cặp không tương đồng, chức năng thực hiện giảm phân và thụ tinh.
Câu 11: Thế nào là phương pháp phả hệ :
- A. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng qua các thế hệ của những người cùng một dòng họ.
- B. Là phương pháp theo dõi sự di truyền do một gen hay nhiều gen qui định ở người cùng một họ.
- C. Là sự theo dõi các tính trạng có liên quan đến yếu tố giới tính hay không ở một dòng họ.
- D. Là sự theo dõi tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn ở một dòng họ.
Câu 12: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản?
- A. Hạt vàng và hạt trơn.
- B. Quả đỏ và quả tròn.
- C. Hoa kép và hoa đơn.
- D. Thân cao và thân xanh lục.
Câu 13: Để nhận biết tính trạng có di truyền liên kết với giới tính hay không, căn cứ vào:
- A. Tính trạng đó biểu hiện ở cả hai giới.
- B. Tính trạng đó chỉ biểu hiện ở một giới.
- C. Tính trạng đó chỉ biểu hiện ở bố mẹ.
- D. Tính trạng đó chỉ biếu hiện ở F1.
Câu 14: Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:
– X – U – U – X – G – A – G – X –
Đoạn mạch nào dưới đây là mạch bổ sung của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?
- A. - X – A – X – A – G – X – T – G –
- B. - G – A – A – G – X – T – X – G –
- C. - G – A – A – G – X – U – X – G -
- D. - X – T – T – X – G – A – G – X –
Câu 15: Trong di truyền trội không hoàn toàn, tại sao F2 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 ?
- A. F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
- B. Mỗi gen quy định một tính trạng riêng biệt.
- C. P thuần chủng, F1 dị hợp về các cặp gen.
- D. Mỗi kiểu gen ở F2 có 1 kiểu hình riêng biệt.
Câu 16: Cho các đặc điểm sau :
1. Bệnh bạch tạng là đột biến gen lặn, bệnh Đao là đột biến số lượng NST.
2. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng người bệnh bạch tạng là 2n = 46.
3. Số lương NST trong tế bào sinh dưỡng người bị bệnh Đao là 2n + 1 = 47.
4. Đều tạo ra sự thay đổi kiểu hình.
Về mặt di truyền bệnh Đao và bệnh bạch tạng khác nhau ở những đặc điểm nào ?
- A. 1, 2, 3, 4.
- B. 1, 2, 3.
- C. 2, 3, 4.
- D.1, 3, 4.
Câu 17: Một chuột cái đẻ được 6 chuột con. Biết tỉ lệ sống sót của hợp tử là 75%. Vậy số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu?
- A. 4 hợp tử.
- B. 6 hợp tử.
- C. 8 hợp tử.
- D. 10 hợp tử.
Câu 18: Kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái từ một noãn nguyên bào cho ra:
- A. 1 trứng và 1 thể cực.
- B. 1 trứng và 3 thể cực.
- C. 1 trứng và 2 thể cực.
- D. 1 trứng.
Câu 19: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
- A. AA và aa.
- B. Aa và aa.
- C. AA và Aa.
- D. AA, Aa, aa.
Câu 20: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào qui định?
- A. Điều kiện môi trường.
- B. Kiểu gen của cơ thể.
- C. Thời kì sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
- D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 21: Trong giảm phân, 2 crômatit trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động vào kì nào?
- A. Kì sau I.
- B. Kì sau II.
- C. Kì giữa I.
- D. Kì giữa II.
Câu 22: Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được qui định bởi những yếu tố nào?
- A. Trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các nuclêôtit.
- B. Các chức năng quan trọng của prôtêin.
- C. Trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các axit amin và các dạng cấu trúc không gian của prôtêin.
- D. Cấu tạo của prôtêin gồm 4 nguyên tố chính là C,H,O,N.
Câu 23: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là:
- A. Nhiễm sắc thể
- B. Crômatit
- C. Mạch của ADN
- D. Gen cấu trúc
Câu 24: Ở gà 1 tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con là:
- A. 32
- B. 16
- C. 4
- D. 8
Câu 25: Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen cánh cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích:
- A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng.
- B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác trong kiểu gen.
- C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình trội.
- D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác trong kiểu gen.
Câu 26: Bộ nhiễm sắc thể của một loài 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 2n – 2 là:
- A. 8.
- B. 7.
- C. 6.
- D. 4.
Câu 27: Gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Hai cơ thể đem lai ở P có kiểu gen như thế nào để F1 thu được có cả quả đỏ và quả vàng?
- A. P: BB x BB hoặc P: Bb x BB
- B. P: Bb x BB hoặc P: BB x bb
- C. P: Bb x Bb hoặc P: Bb x bb
- D. P: BB x bb hoặc P: BB x BB
Câu 28: Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống và tiến hóa?
- A. Chúng tạo ra những cấu trúc nhiễm sắc thể mới lạ.
- B. Chúng tạo ra những cơ thể có năng suất cao.
- C. Chúng tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc, lai tạo giống thỏa mãn được nhu cầu nhiều mặt của con người.
- D. Vì dễ gây ra đột biến nhân tạo bằng tác nhân lí, hóa học.
Câu 29: Trong nguyên phân ở kì nào các nhiễm sắc thể dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh?
- A. Kì đầu
- B. Kì giữa
- C. Kì sau
- D. Kì cuối
Câu 30: Bệnh mù màu đỏ và lục do 1 gen lặn a kiểm soát. Gen trội A quy định khả năng nhìn màu bình thường. Cặp gen này nằm trên NST giới tính. NST Y không mang gen này. Người nữ bị bệnh có kiểu gen:
- A. XAXA
- B. XAXa
- C . XaXa
- D. XAXA hoặc XAXa
Câu 31: Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện:
- A. Cho ruồi đực và ruồi cái F1 thân xám, cánh dài tạp giao với nhau.
- B. Cho ruồi đực F1 thân xám, cánh dài tạp giao với ruồi cái thân đen, cánh cụt.
- C. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài tạp giao với ruồi đực thân đen, cánh cụt.
- D. Cho ruồi đực và ruồi cái thân đen, cánh cụt tạp giao với nhau.
Câu 32: Có hai người phụ nữ, một người bị bệnh Đao, một người bị bệnh Tơcnơ. Hãy chỉ ra người bị bệnh Tơcnơ ?
- A. Người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
- B. Người cổ ngắn, má phệ, lưỡi thè.
- C. Người có mắt một mí hơi sâu, cổ ngắn.
- D. người thân cao, chân tay dài, mù màu.
Câu 33: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi:
- A. cấu trúc
- B. số lượng
- C. cấu trúc và số lượng
- D. hình dạng
Câu 34: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra như thế nào?
- A. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng thời trên cả 2 mạch theo chiều ngược nhau.
- B. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng thời trên cả 2 mạch theo cùng một chiều.
- C. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra không đồng thời trên cả 2 mạch.
- D. Chỉ một mạch đơn của phân tử ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mạch đơn mới.
Câu 35: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menden về màu sắc và hình dạng thì hạt vàng, vỏ trơn của F1 nằm trong quả của cây :
- A. cây F1.
- B. cây mẹ (P).
- C. cây bố (P).
- D. cả cây mẹ và cây bố (P).
Câu 36: Có vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật là:
- A. Prôtêin – hoocmôn.
- B. Prôtêin – kháng thể.
- C. Prôtêin – enzim.
- D. Prôtêin – histôn.
Câu 37: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :
- A. biến đổi hình dạng.
- B. tự nhân đôi.
- C. trao đổi chất.
- D. co, duỗi trong phân bào.
Câu 38: Chiều dài của một phân tử ADN là 6.800.000Ao. ADN đó có tổng số nuclêôtit là :
- A. 2.000.000
- B. 4.000.000
- C. 3.400.000
- D. 1.700.000
Câu 39: Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích 2 cặp tính trạng là:
- A. P: AaBb x aabb.
- B. P: AABb x aabb.
- C.P: AaBb x AAbb.
- D. P: AaBb x aaBB.
Câu 40: Tác động của cônsixin gây ra đột biến đa bội thể là:
- A. Cônsixin ngăn cản không cho thành lập màng tế bào.
- B. Cônsixin ngăn cản khả năng tách đôi của các nhiễm sắc thể kép ở kì sau.
- C. Cônsixin cản trở sự thành lập thoi phân bào.
- D. Cônsixin ức chế việc tạo lập màng nhân của tế bào mới.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 25: Thường biến
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần