Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là:
- A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu.
- B. Cho ta nhiều gỗ.
- C. Phủ xanh vùng đất trống.
- D. Bảo vệ các loài động vật.
Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy
- A. Gỗ, than đá.
- B. Khí đốt, củi.
- C. Khí đốt, gỗ.
- D. Gỗ, củi, than đá, khí đốt.
Câu 3: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
- A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
- B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
- C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
- D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?
- A. Đáy tháp rộng.
- B. số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
- C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
- D. Tỉ lệ sinh cao
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là:
- A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật.
- B. Do lai khác thứ.
- C. Do tự thụ phấn bắt buộc.
- D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 6: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn:
- A. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông,
- B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- C. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông, xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
- D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
Câu 7: Hệ sinh thái dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
- A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới.
- B. Rừng ngập mặn.
- C. Vùng thảo nguyên hoang mạc.
- D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 8: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? (Chương 1/ bài 44/ mức 3)
- A. Hội sinh.
- B. Sinh vật ăn sinh vật khác.
- C. Cạnh tranh.
- D. Cộng sinh.
Câu 9: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là
- A. Quan hệ về nơi ở.
- B. Quan hệ dinh dưỡng.
- C. Quan hệ hỗ trợ.
- D. Quan hệ đối địch
Câu 10: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào?
- A. Chọn giống lúa, lạc, cà chua.
- B. Chọn giống ngô, mía, đậu tương.
- C. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.
- D. Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua.
Câu 11: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:
- A. Độ đa dạng
- B. Độ nhiều
- C. Độ thường gặp.
- D. Độ tập trung
Câu 12: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
- A. Cỏ -> châu chấu -> trăn -> gà rừng -> vi khuẩn.
- B. Cỏ -> trăn -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà rừng.
- C Cỏ -> châu chấu -> gà rừng -> trăn -> vi khuẩn.
- D. Cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà rừng -> trăn.
Câu 13: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
- A. Cung cấp động vật quý hiếm.
- B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp.
- C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.
- D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.
Câu 14: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì:
- A. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên.
- B. Cây có nhiều chất dinh dưỡng.
- C. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.
- D. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây.
Câu 15: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
- A. Hội sinh.
- B. Cộng sinh.
- C. Kí sinh.
- D. Nửa kí sinh.
Câu 16: Trùng sốt rét phát triển ở đâu trong cơ thể người ?
- A. Trong gan.
- B. Trong gan và hồng cầu.
- C. Trong bạch cầu.
- D. Trong hồng cầu.
Câu 17: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?
- A. Hái lượm.
- B. Săn bắn quá mức.
- C. Chiến tranh.
- D. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh.
Câu 18: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là:
- A. 87,5%.
- B. 75%.
- C. 25%.
- D. 18,75%.
Câu 19: Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để:
- A. Hạn chế bụi.
- B. Điều hoà khí hậu.
- C. Xử lí chất thải nông nghiệp.
- D. Hạn chế bụi, điều hoà khí hậu.
Câu 20: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
- A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
- B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
- C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh
Câu 21: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật?
- A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
- B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
- C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
- D. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.
Câu 22: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là:
- A. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen.
- B. Không có hiệu quả khi áp dụng trên vật nuôi.
- C. Không có hiệu quả trên cây tự thụ phấn.
- D. Đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ.
Câu 23: Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
- B. Tạo ra nhiều giống mới.
- C. Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm.
- D. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Câu 24: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây:
- A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
- B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
- C. Quần thể gà và quần thể châu chấu.
- D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô.
Câu 25: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
- A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau.
- B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…
- C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau.
- D. Cho F1 lai với P.
Câu 26: Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người?
- A. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người.
- B. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa.
- C. Biển cho con người muối ăn.
- D. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa nhiệt độ trên trái đất.
Câu 27: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?
- A. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.
- B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.
- C. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.
- D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.
Câu 28: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là:
- A. Từ 15 đến dưói 20 tuổi.
- B. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
- C. Từ sơ sinh đến dưói 25 tuổi.
- D. Từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi.
Câu 29: Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra từ giống dâu tứ bội (4n) với giống dâu lưỡng bội (2n) nhờ phương pháp:
- A. Gây đột biến nhân tạo.
- B. Tạo giống đa bội thể.
- C. Lai hữu tính và xử lí đột biến.
- D. Tạo giống ưu thế lai.
Câu 30: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:
- A. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại.
- B. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động thực vật.
- C. Trong đất có nhiều than đá.
- D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất.
Câu 31: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?
- A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
- B. Lá và thân cây tiêu giảm.
- C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
- D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.
Câu 32: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là:
- A. Được tự do thay đổi thực trạng của đất.
- B. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất.
- C. Được tự do thay đổi mục đích sử dụng.
- D. Tự do sang nhượng đất.
Câu 33: Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật thì :
- A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không đổi.
- B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm và thể dị hợp tăng.
- C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp không đổi.
- D. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm.
Câu 34: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây:
- A. Các chất vô cơ: nước, khí cacbonic, khí oxi...., các loài vi rút, vi khuẩn...
- B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
- C. Các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc.
- D. Nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 35: Nhân tố sinh thái là:
- A. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- B. Tất cả các yếu tố của môi trường.
- C. Các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
- D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 36: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt?
- A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.
- B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.
- C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.
- D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo.
Câu 37: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
- A. Cây vẫn mọc thẳng.
- B. Cây luôn quay về phía mặt trời.
- C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
- D. Ngọn cây rũ xuống.
Câu 38: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?
- A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô.
- B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc.
- C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng.
- D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan.
Câu 39: Tháp dân số thể hiện:
- A. Đặc trưng dân số của mỗi nước
- B. Thành phần dân số của mỗi nước
- C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước
- D. Tỉ lệ nam/ nữ của mỗi nước
Câu 40: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?
- A. Giao phối gần.
- B. Cho F1 lai với cây P.
- C Lai khác dòng.
- D. Lai kinh tế.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 4)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Nhiễm sắc thể (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 6: Ứng dụng di truyền học (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 24: Đột biến số lượng NST ( tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào