Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn phương án đúng
Muốn cho một vật đứng yên thì
- A. hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.
- B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.
- C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.
- D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 2: Momen lực có đơn vị là:
- A. kg.m/m
- B. N.m
- C. kg.m/s
- D. N/m
Câu 3: Chọn phát biểu sai:
- A. Có ba loại cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định
- B. Cân bằng bền là cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu
- C. Cân bằng không bền là cân bằng mà nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu
- D. Cân bằng phiếm định là cân bằng mà sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới
Câu 4: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45°. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 5 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s
- A. 25 N
- B. 30 N
- C. 50 N
- D. 25√2 N
Câu 5: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
- A. trọng tâm của vật rắn.
- B. trọng tâm hình học của vật rắn.
- C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
- D. điểm đặt của lực tác dụng.
Câu 6: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi
- A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
- C. các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
Câu 7: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Lấy g = 10 m/s
- A. 20 N
- B. 40 N
- C. 80 N
- D. 120 N
Câu 8: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng
- A. M = 0,6 N.m.
- B. M = 600 N.m.
- C. M = 6 N.m.
- D. M = 60 N.m.
Câu 9: Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều đặt tại hia đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A là 8 cm, cách B là 2 cm và có độ lớn F = 10,5 N. Độ lớn của F1 và F2 là
- A. 3,5 N và 14 N.
- B. 14 N và 3,5 N.
- C. 7 N và 3,5 N.
- D. 3,5 N và 7 N.
Câu 10: Ba lực
- A. Di chuyển điểm đặt của một lực lên giá của nó
- B. Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần
- C. Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần
- D. Di chuyển giá của một trong ba lực
Câu 11: Khi không có chuyển động quay muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào nó có giá trị như thế nào?
- A. Không đổi.
- B. Bằng 0.
- C. Xác định theo quy tắc hình bình hành.
- D. Bất kì (khác 0).
Câu 12: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng?
- A. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
- B. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
- C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
- D. Khi thấy tốc độ góc của vật quay đổi thì chắc chắn là nó đã có momen lực tác dụng lên vật.
Câu 13: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh, khi người đó tác dụng một lực 50N vào đầu búa thì định bắt đầu chuyển động. Biết cánh tay đòn của lực tác dụng của người đó là 20cm và của lực nhổ đinh khỏi gỗ là 2cm. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.
- A. 500 N
- B. 400 N
- C. 350 N
- D. 200 N
Câu 14: Để giữ thanh nặng OA có thể nằm nghiêng với sàn một góc α = 30°, ta kéo đầu A bằng sợi dây theo phương vuông góc với thanh, còn đầu O được giữ bởi bản lề. Biết thanh OA đồng chất, tiết diện đều trọng lượng là P = 400N. Phản lực Q hợp với thanh OA một góc bằng bao nhiêu?
- A. 36°
- B. 53°
- C. 26°
- D. 41°
Câu 15: Cho một thang có khối lượng m = 20kg được dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc nghiêng α. Hệ số ma sát giữa thang và sàn là k = 0,6. Tìm các giá trị của α để thang đứng yên không trượt trên sàn.
- A. α > 40°
- B. α < 40°
- C. α = 40°
- D. α = 50°
Câu 16: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
- A. 50 cm.
- B. 60 cm.
- C. 55 cm.
- D. 52,5 cm.
Câu 17: Hai lực
- A. 11,5 cm.
- B. 22,5 cm
- C. 43,2 cm
- D. 34,5 cm
Câu 18: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, để gậy cân bằng thì lực giữ gậy của tay phải bằng
- A. 80 N
- B. 100 N
- C. 120 N
- D. 160 N
Câu 19: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.
- A. 7,5 N và 20,5 N
- B. 10,5 N và 23,5 N
- C. 19,5 N và 32,5 N
- D. 15 N và 28 N
Câu 20: Hai người dùng một cái gậy để khiêng một cỗ máy nặng 100 kg. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Lấy g = 10 m/s
- A. 60 N và 40 N
- B. 400 N và 600 N
- C. 800 N và 1200 N
- D. 500 N và 500 N
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 22: Ngẫu lực
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 9: Tổng hợp và phân tích lực - điều kiện cân bằng của chất điểm
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 11: Lực hấp dẫn - định luật vạn vật hấp dẫn
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 29: Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi-lơ - Ma-ri -ốt
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 13: Lực ma sát