Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:
- A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta
- B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
- C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
- D. Vật sáng cũng là nguồn sáng
Câu 2: Ảnh ảo là gì?
- A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn
- B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn
- C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn
- D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn
Câu 3: Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) của con người vào khoảng;
- A. 130dB
- B. 120dB
- C. 110dB
- D. 100dB
Câu 4: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước?
- A. Hẹp hơn
- B. Bằng nhau
- C. Rộng hơn
- D. Có thể lớn hơn hoặc bằng
Câu 5: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùn tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
- A. Song song.
- B. Hội tụ.
- C. Phân kì.
- D. Không truyền theo đường thẳng.
Câu 6: Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi?
- A. Mặt nước lặng sóng
- B. Đáy cốc thủy tinh
- C. Đáy chậu nhựa
- D. Mặt ngoài chiếc thìa inox
Câu 7: Cách làm nào sau đây có thể kiểm tra xem âm thoa có dao động không?
- A. Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không thấy âm phát ra nữa
- B. Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm
- C. Dùng 1 tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe tờ giấy
- D. Cả 3 cách trên.
Câu 8: Khi nhìn xuống vũng nước, một học sinh thấy ảnh của một cột điện ở xa. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
- A. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng
- B. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng
- C. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh
- D. Vì một lí do khác
Câu 9: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
- A. Mặt bàn dao động phát ra âm
- B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm
- C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm
- D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
Câu 10: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?
- A. Tăng lên
- B. Giảm đi
- C. Không thay đổi
- D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi
Câu 11: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
- A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
- B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
- C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
- D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 12: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
- A. 10,53m
- B. 9,68m
- C. 12,33m
- D. 11,33m
Câu 13: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào?
- A. Mặt gương
- B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương
- C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới
- D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới
Câu 14: Âm thanh được tạo ra nhờ
- A. Nhiệt
- B. Điện
- C. Ánh sáng
- D. Dao động
Câu 15: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
- A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ
- B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
- D. Cả ba trường hợp trên
Câu 16: Tính tần số dao động của một vật thực hiện được 360 dao động trong 3 phút.
- A. 1Hz
- B. 4Hz
- C. 3Hz
- D. 2Hz
Câu 17: Trên hình vẽ biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gi?
- A. Ánh sáng đang chuyển động
- B. Ánh sáng mạnh hay yếu
- C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm
- D. Hướng truyền của ánh sáng
Câu 18: Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s, khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 000 000 km. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
- A. 5 s
- B. 50 s
- C. 500 s
- D. 5000 s
Câu 19: Chùm sáng song song gồm ... trên đường truyền của chúng
- A. Các tia sáng giao nhau
- B. Các tia sáng không giao nhau
- C. Các tia sáng chỉ cắt nhau một lần
- D. Các tia sáng loe rộng ra
Câu 20: Chiếu một tia tới lên một gương phẳng với góc tới i = 300. Trong các câu sau đây thì câu nào sai?
- A . Góc phản xạ i’ = 300
- B. i + i’ = 300
- C. i’ + b = 900
- D. a = b = 600
Câu 21: Để giảm bớt tiếng ồn trong thành phố theo em nên thực hiện những phương pháp nào sau đây
- A. Hạn chế lượng xe máy, xe tải lưu thông trong thành phố giờ cao điểm
- B. Nên gắn hệ thống giảm thanh cho các phương tiện giao thông
- C. Trồng nhiều cây xanh
- D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 22: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?
- A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
- D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
Câu 23: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- A. Nhận được
- B. Không nhận được
- C. Có thể nhận được
- D. Có thể không nhận được
Câu 24: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Theo em việc nào sau đây nên làm?
- A. Nói chuyện riêng trong giờ học
- B. Phát biểu to rõ trong giờ học
- C. Nói quá nhỏ trong giao tiếp
- D. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe
Câu 25: Khi chú bảo vệ gõ trống, tai ta nghe tiếng trống, vật nào đã phát ra âm?
- A. Tay chú bảo vệ gõ trống
- B. Dùi trống
- C. Mặt trống
- D. Không gian xung quanh trống
Câu 26: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:
- A. Âm truyền qua môi trường rắn
- B. Âm truyền qua môi trường khí
- C. Âm không truyền qua môi trường chân không
- D. Cả 3 ý trên
Câu 27: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Hãy tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.
- A. 200
- B. 450
- C. 600
- D. 300
Câu 28: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi ?
- A. Biên độ và tần số dao động của âm
- B. tần số dao động của âm
- C. Vận tốc truyền âm
- D. Biên độ dao động của âm
Câu 29: Trong các môi trường sau môi trường nào truyền âm tốt?
- A. Nước
- B. Gỗ
- C. Tường bê tông
- D. Thanh thép
Câu 30: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
- A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
- B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ
- C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- D. Cả ba trường hợp trên đều có nghe thấy tiếng vang
Câu 31: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng sấm rền
- B. Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy
- C. Tiếng sóng biển ầm ầm
- D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài
Câu 32: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất?
- A. Xây tường chắn để ngăn cách
- B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính, và đóng lại khi cần
- C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai
- D. Che cửa bằng các vải màn
Câu 33: Em hãy chọn câu sai
- A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm
- B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm
- C. Thép truyền âm tốt hơn gỗ
- D. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường
Câu 34: Hãy chọn câu đúng trong các câu dưới đây
- A. Gương cầu lõm cho ảnh nhỏ hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa thì kích thước của ảnh càng tăng
- B. Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật tuy nhiên càng đưa vật ra xa kích thước của ảnh càng nhỏ
- C. Nếu dịch vật ra xa gương cầu lõm, cách gương một khoảng lớn hơn bán kính của gương thì gương cầu lõm sẽ cho ảnh thật nhỏ hơn vật và ngược chiều
- D. Ảnh qua gương cầu lõm bao giờ cũng là ảnh ảo
Câu 35: Có 4 li nước (dạng li cao) giống nhau, được đổ nước vào với các mực nước khác nhau. Dùng thìa gõ vào thành li, ta nghe thấy âm thanh khác nhau phát ra
- A. Li có mức nước càng cao âm thanh phát ra càng to
- B. Li có mức nước càng thấp phát ra âm thanh càng to
- C. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng cao
- D. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng trầm
Câu 36: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
- A. Độ cao của âm
- B. Độ to của âm
- C. Biên độ của âm
- D. Cả A và B
Câu 37: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
- A. 1700m
- B. 170m
- C. 340m
- D. 1360m
Câu 38: Trường hợp nào ta không nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến sau âm trực tiếp là:
- A. 1/15 giây
- B. Nhỏ hơn 1/15 giây
- C. Lớn hơn 1/15 giây
- D. 1/14 giây
Câu 39: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ :
- A. 20Hz đến 20000Hz
- B. Dưới 20Hz
- C. Lớn hơn 20000Hz
- D. 200Hz đến 20000Hz
Câu 40: Chọn câu trả lời đúng Nguồn âm là gì?
- A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh
- B. Là những vật phát ra âm thanh
- C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 18: Hai loại điện tích
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 12: Độ to của âm
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21: Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 25: Hiệu điện thế
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng