Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Em hãy chọn câu sai:
- A. Nguồn âm là vật phát ra âm
- B. Dao động là sự dung động qua lại vị trí cân bằng
- C. Mọi vật dao động đều phát ra âm
- D. Khi phát ra âm các vật đều dao động
Câu 2: Hộp đàn trong các đàn ghita, viôlông, măngđôlin, viôlông sen… có tác dụng gì là chủ yếu?
- A. Để tạo kiểu dáng cho đàn.
- B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra.
- C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn.
- D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Câu 3: Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì:
- A. Màng loa của đài bị căng ra.
- B. Màng loa của đài bị nén lại.
- C. Màng loa của đài bị dao động
- D. Màng loa của đài bị dịch chuyển
Câu 4: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
- B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
- C. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
- D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động
Câu 5: Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:
- A. 10
- B. 55
- C. 250
- D. 45
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:Tại sao khi nói chuyện trong phòng kín ta thường nghe to hơn trong phòng không kín?
- A. Vì phòng kín nên âm không lọt ra ngoài được do đó mà ta nghe rõ hơn
- B. Vì phòng hở luôn luôn có sự đối lưu của không khí do đó không khí sẽ mang âm đi xa làm giảm độ to của âm, vì vậy mà tai ta nghe không được rõ
- C. Vì phòng kín thường yên tĩnh hơn do đó tai ta nghe rõ hơn
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Có 4 con lắc đơn giống nhau, lần lượt kéo con lắc lệch , $40^{0}$, $45^{0}$, $60^{0}$ so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Biên độ dao động của con lắc nào là lớn nhất?
- A. Con lắc lệch
- B. Con lắc lệch
- C. Con lắc lệch
- D. Con lắc lệch
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm
- A. Nước
- B. Không khí
- C. Chân không
- D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp
Câu 9: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
- A. t1 < t2 < t3
- B. t3 < t2 < t1
- C. t2 < t1 < t3
- D. t3 < t1 < t2
Câu 10: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s.
- A. 1200 s
- B. 3050 s
- C. 3,05 s
- D. 0,328 s
Câu 11: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?
- A. Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm
- B. Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm
- C. Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng
- D. Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang
Câu 12: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
- A. Tường bê tông
- B. Cửa kính hai lớp
- C. Tấm rèm vải
- D. Cửa gỗ
Câu 13: Để giảm bớt tiếng ồn trong thành phố theo em nên thực hiện những phương pháp nào sau đây
- A. Hạn chế lượng xe máy, xe tải lưu thông trong thành phố giờ cao điểm
- B. Nên gắn hệ thống giảm thanh cho các phương tiện giao thông
- C. Trồng nhiều cây xanh
- D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không có hiệu quả để chống ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
- B. Ngăn chặn đường truyền âm.
- C. Làm cho âm truyền theo hướng khác.
- D. Làm cho âm truyền thẳng.
Câu 15: Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất?
- A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng
- B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng
- C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau
- D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người
Câu 16: Một vật dao động và phát ra âm. Biết rằng trong thời gian 0,01 giây vật thực hiện được 1 dao động. Xác định tần số của âm này.
- A. 50 Hz
- B. 10 Hz
- C. 100 Hz
- D. 25 Hz
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 10: Nguồn âm
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 25: Hiệu điện thế
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn