Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
- A. Khi kéo căng vật
- B. Khi uốn cong vật
- C. Khi nén vật
- D. Khi làm vật dao động
Câu 2: Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát ra tiếng sấm?
- A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm
- B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm
- C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiên chúng dao động gây ra tiếng sấm
- D. Cả ba lí do trên
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng Nguồn âm là gì?
- A. Là những vật làm cho vật khác phát ra âm thanh
- B. Là những vật phát ra âm thanh
- C. Là những âm thanh phát ra từ âm thoa
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 4: Tính tần số dao động của một vật thực hiện được 360 dao động trong 3 phút.
- A. 1Hz
- B. 4Hz
- C. 3Hz
- D. 2Hz
Câu 5: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc này là:
- A. 2Hz
- B. 0,5Hz
- C. 2s
- D. 0,5s
Câu 6: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
- A. Khi vật dao động nhanh hơn
- B. Khi vật dao động mạnh hơn
- C. Khi tần số dao động lớn hơn
- D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 7: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
- A. 40 dB
- B. 50 dB
- C. 60 dB
- D. 70 dB
Câu 8: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
- A. 1700m
- B. 170m
- C. 340m
- D. 1360m
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
- A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ
- B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
- D. Cả ba trường hợp trên
Câu 10: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- A. 2s
- B. 1s
- C. 4s
- D. 3s
Câu 11: Theo em những âm thanh nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng học sinh nô đùa trong giờ ra chơi
- B. Tiếng xe cộ trong thành phố
- C. Tiếng tàu hỏa chạy qua khu đông dân cư ban đêm
- D. Tiếng còi xe ban đêm
Câu 12: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?
- A. Gây mệt mỏi
- B. Gây buồn ngủ
- C. Gây hưng phấn
- D. Làm thính giác phát triển
Câu 13: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất?
- A. Xây tường chắn để ngăn cách
- B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính, và đóng lại khi cần
- C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai
- D. Che cửa bằng các vải màn
Câu 14: Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Tốc độ truyền âm trong chất rắn ở cùng điều kiện nhiệt độ không thể nhận giá trị nào sau đây?
- A. 1000 m/s
- B. 6100 m/s
- C. 6420 m/s
- D. 5280 m/s
Câu 15: Biết rằng khi xảy ra sấm sét, ánh sáng truyền đến mắt người quan sát trước khi tiếng sấm truyền đến tai người nghe. Biết vận tốc ánh sáng là 300000 km/s, vận tốc âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. Một người nhìn thấy tia sét trước khi nghe tiếng sấm 4s. Tính khoảng cách từ nơi xảy ra tia sét đến tai người đó.
- A. 1198640 m
- B. 1200000 km
- C. 1360 m
- D. 680 m
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21: Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21 có đáp án
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 11: Độ cao của âm