Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17
Trắc nghiệm Lí 7 bài 17
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17 có kèm theo đáp án giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, nâng cao thành tích học tập môn Lí 7 của bản thân.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 17 Vật Lí 7: Sự nhiễm điện do cọ xát được KhoaHoc biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm bài học đồng thời kết hợp kiến thức nâng cao nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện. Học sinh luyện tập và tự đánh giá kết quả của bản thân đạt được bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi, dưới cùng của bài trắc nghiệm có phần xem kết quả để biết bài làm của mình.
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác
- A. Có khả năng đẩy
- B. Có khả năng hút
- C. Vừa đẩy vừa hút
- D. Không đẩy và không hút
Câu 2: Chọn câu sai
- A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
- C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
- D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 3: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:
- A. Có khả năng đẩy các vật khác
- B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
- C. Còn được gọi là vật mang điện tích
- D. Không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
- A. Mà không cần cọ xát
- B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
- C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
- D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
- A. Hút được mảnh vải khô
- B. Hút được mảnh nilông
- C. Hút được mảnh len
- D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
- A. Thanh sắt
- B. Thanh thép
- C. Thanh nhựa
- D. Thanh gỗ
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
- A. Làm đứt
- B. Làm sáng
- C. Làm tắt
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
- A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
- B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
- C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
- D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
- A. Cây thước hút sợi tóc
- B. Cây thước đẩy sợi tóc
- C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
- D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
- A. Lược nhựa bị nhiễm điện
- B. Tóc bị nhiễm điện
- C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
- D. Không câu nào đúng
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
- A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
- D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào
- A. Vì hạt bụi nhỏ và rất dính
- B. Vì cánh quạt có điện
- C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện
- D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện
Câu 13: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi
- A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước
- B. Vì khăn vải khô không dính được các hạ bụi
- C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải
- D. Cả ba câu đều sai
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 15: Hai quả cầu A và B được đặt gần nhau bằng hai sợi chỉ, chúng hút nhau làm cho phương của hai sợi chỉ bị lệch như trên hình 7.1. Trường hợp nào sau đây là sai:
- A. Quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện
- B. Quả cầu A nhiễm điện âm, quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện
- C. Quả cầu nhiễm điện dương, quả cầu A không nhiễm điên
- D. Quả cầu B và quả cầu A đều nhiễm điện dương
Câu 16: Chọn câu giải thích đúng. Ở xứ lạnh vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy giải thích vì sao?
- A. Vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện
- B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa
- C. Chỉ có câu A đúng
- D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 17: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
- A. Màn hình đã bị nhiễm điện
- B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
- C. Cả hai câu A và B đều đúng
- D. Cả hai câu A và B đều sai
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng. Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
- A. Chúng luôn hút nhau
- B. Chúng luôn đẩy nhau
- C. Chúng không hút và không đẩy nhau
- D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 19: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau
- A. Khác loại, cùng loại
- B. Cùng loại, khác loại
- C. Như nhau, khác nhau
- D. Khác nhau, như nhau
Câu 20: Chọn câu sai. Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.
- A. Cùng điện tích dương
- B. Cùng điện tích âm
- C. Điện tích cùng loại
- D. Điện tích khác nhau
=> Kiến thức Giải bài 17 vật lí 7: Sự nhiễm điện do cọ xát
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21: Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 21 có đáp án
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 19: Dòng điện Nguồn điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P5)