Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
- A. Cây thước hút sợi tóc
- B. Cây thước đẩy sợi tóc
- C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
- D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 2: Chọn phát biểu đúng. Một nguyên tử trung hòa về điện khi:
- A. Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
- B. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích âm của hạt nhân
- C. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối lớn hơn điện tích dương của hạt nhân
- D. Tổng điện tích dương của các electron có trị số tuyệt đối nhỏ hơn điện tích dương của hạt nhân
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng: Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)
- A. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện
- B. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện
- C. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện
- D. Câu B và C đúng
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
- A. Lược nhựa bị nhiễm điện
- B. Tóc bị nhiễm điện
- C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
- D. Không câu nào đúng
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu ổ cắm điện trong nhà, ta phải chỉnh giai đo trên vôn kế có giới hạn đo:
- A. Điện một chiều (DC), GHĐ bằng 220 V
- B. Điện xoay chiều (AC), GHĐ nhỏ hơn 220 V
- C. Điện một chiều (DC), GHĐ lớn hơn 220 V
- D. Điện xoay chiều (AC), GHĐ lớn hơn 220 V
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
- A. Màn hình đã bị nhiễm điện
- B. Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
- C. Cả hai câu A và B đều đúng
- D. Cả hai câu A và B đều sai
Câu 7: Chọn câu sai. Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.
- A. Cùng điện tích dương
- B. Cùng điện tích âm
- C. Điện tích cùng loại
- D. Điện tích khác nhau
Câu 8: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
- A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
- B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
- C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện
- D. Cả ba câu đều đúng
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt elctron
- A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm
- B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương
- C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện
- D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm
Câu 10: Chọn câu đúng
- A. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện
- B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện
- C. Mỗi nguồn điện đều có hai cực
- D. Cả ba câu đều đúng
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng. Trong nguyên tử:
- A. Các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân
- B. Các electron mang điện dương chuyển động quanh hạt nhân
- C. Các electron mang điện âm đứng yên xung quanh hạt nhân
- D. Các electron mang điện dương đứng yên xung quanh hạt nhân
Câu 12: Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là ắc – qui:
- A. Đồng hồ treo tường
- B. Ôtô
- C. Nồi cơm điện
- D. Quạt trần
Câu 13: Chọn câu sai
- A. Khi cọ xát hai vật với nhau hì cả hai vật đều bị nhiễm điện
- B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
- C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia
- D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia
Câu 14: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
- A. Bàn ủi
- B. Máy sấy tóc
- C. Lò nướng điện
- D. Cả A, B,C đều đúng
Câu 15: Chọn câu đúng nhất
- A. Kim loại là chất dẫn điện
- B. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
- C. Trong kim loại luôn tồn tại các điện tử tự do
- D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 16: Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- A. Đèn vẫn sáng
- B. Đèn không sáng
- C. Đèn sẽ bị cháy
- D. Đèn sáng mờ
Câu 17: Chọn phát biểu đúng
- A. Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động
- B. Nguồn điện luôn có hai vật nhiễm điện khác loại nhau. Một vật dẫn luôn thừa nhiều electron là cực âm và vật kia gọi là cực dương
- C. Trong nguồn điện có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng, hóa năng hoặc nhiệt năng sang điện năng
- D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 18: Chọn câu trả lời đúng:Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:
- A. Phần vỏ nhựa của dây
- B. Phần đầu của đoạn dây
- C. Phần cuối của đoạn dây
- D. Phần lõi của dây
Câu 19: Hai bóng đèn như nhau được mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB, khi đó giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB sẽ
- A. bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- C. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
- D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
Câu 20: Chọn câu giải thích đúng:Người ta dùng dây nhựa để bọc lõi đồng trong sợi dây điện là để:
- A. Cách điện
- B. Dẫn điện
- C. Bảo vệ lõi đồng không bị đứt
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng: Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
- B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
- C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
- D. Dựa trên các tác dụng khác
Câu 22: Chọn câu giải thích đúng:Vì sao các lõi dây điện thường làm bằng đồng:
- A. Vì đồng dễ kéo sợi, dễ uốn và dễ dát mỏng
- B. Vì đồng dẫn điện tốt
- C. Vì đồng là vật liệu khá phổ biến giá không quá mắc so với vật liệu dẫn điện tốt khác
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 23: Chọn câu trả lời đúng: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện:
- A. Bếp điện
- B. Bàn ủi
- C. Nồi cơm điện
- D. Quạt máy
Câu 24: Có hai bóng đèn cùng loại 6,5V được mắc nối tiếp với hai cực của nguồn điện, để hai đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sẽ là
- A. 6,5V.
- B. 13V.
- C. 56V.
- D. 7,2.
Câu 25: Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người là:
- A. Làm các cơ co giật
- B. Làm tim ngừng đập
- C. Làm tê liệt thần kinh
- D. Cả ba câu trên
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng: Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện:
- A. Sơn tĩnh điện
- B. Mạ kim loại
- C. Sạc pin
- D. Nạp điện cho bình ắc – qui
Câu 27: Chọn câu trả lời đúng: Đối với pin tròn thường sử dụng trong các đồng hồ treo tường trong nhà, giá trị hiệu điện thế giữa hai cực là:
- A. 1,5 V
- B. 3,0 V
- C. 6,0 V
- D. 9,0 V
Câu 28: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải mắc vôn kế………….với đoạn mạch đó
- A. Nối tiếp
- B. Song song
- C. Hỗn hợp
- D. Tùy ý
Câu 29: Bóng đèn pin có ghi 3V được mắc vào mạch điện. Nhận xét nào sau đây sai?
- A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 3V.
- B. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế thấp hơn 3V sẽ mau hỏng.
- C. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế 3V thì đèn sẽ sáng bình thường.
- D. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế lớn hơn 3V có thể bị hỏng.
Câu 30: Thế nào là hiện tượng đoản mạch?
- A. Khi dây điện bị đứt.
- B. Khi hai cực của nguồn bị nối tắt.
- C. Khi dây dẫn điện quá ngắn.
- D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu 31: Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn , người ta thấy êlectrôn dich chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B . Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B.
- A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện .
- B. A không nhiễm điện, B nhiễm điện dương .
- C. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương .
- D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm.
Câu 32: Dòng điện chạy trong một mạch điện có nguồn điện là pin, có chiều
- A. đi từ cực dương sang cực âm của pin
- B. đi từ cực âm sang cực dương của pin
- C. đi từ cực dương sang cực âm của pin rồi lại đổi chiều ngược lại
- D. bất kì
Câu 33: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng
điện là chính ?
- A. Nồi cơm điện
- B. Máy thu thanh (rađio)
- C. Quạt điện
- D. Máy tính bỏ túi
Câu 34: Vật dẫn điện là
- A. vật có khả năng dẫn điện
- B. vật có các hạt mang điện bên trong
- C. vật có thể cho dòng điện chạy qua
- D. vật có khối lượng riêng lớn
Câu 35: Giữa hai đầu vật nào sau đây có hiệu điện thế ?
- A. Giữa hai cực của đá nam châm
- B. Giữa hai chốt (+ ) v à ( -)của vôn kế
- C. Giữa hai cực của pin còn mới
- D. Giữa hai chốt (+) và (-) của ampekế
Câu 36: Trong nguyên tử , hạt mang điện có thể dich chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác , từ vật này sang vật khác là :
- A. Hạt nhân
- B. Êlectrôn .
- C. Hạt nhân và êlectrôn
- D. Không có loại hạt nào .
Câu 37: Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì :
- A. có khả năng đẩy các vật khác
- B. thước nhựa sau khi được cọ xát có tính chất đẩy các vật nhẹ
- C. sau khi được cọ xát , nhiều vật có khả năng hút các vật khác .
- D. mảnh pôliêtilen sau khi bị cọ xát bằng mảnh lenkhông có khả năng hút hoặc đẩy các giấy vụn
Câu 38: Các bóng đèn trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào
- A. Vì tiết kiệm số đèn cần dùng
- B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế
- C. Vì có thể bật tắt các bóng đèn độc lập với nhau
- D. Vì một bong đèn bị hỏng thì các bong còn lại vẫn sáng
Câu 39: Trong số các vật sau, vật cách điện là:
- A. Thuỷ tinh, đồng, nhựa.
- B. Thuỷ tinh, cao su, sứ
- C. Nhôm, vàng, gỗ.
- D. Nước muối, nhựa, caosu.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- B. Dòng điện là dòng dịch chuyển của các êlectrôn tự do.
- C. Dòng điện gây ra tác dụng hóa học trong vật dẫn .
- D. Dòng điện có chiều từ cực âm sang dương.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 12: Độ to của âm
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 13: Môi trường truyền âm
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng