Trắc nghiệm vật lí 7 bài 14: Phản xạ âm Tiếng vang
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 7 bài 14: Phản xạ âm, tiếng vang. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?
- A. Thép,gỗ, vải
- B. Bê tông, vải, bông
- C. Vải, nhung, dạ
- D. Đá, sắt, thép
Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
- A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
- B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ
- C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- D. Cả ba trường hợp trên đều có nghe thấy tiếng vang
Câu 3: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
- A. 10,53m
- B. 9,68m
- C. 12,33m
- D. 11,33m
Câu 4: Vật nào sau đây phản xạ âm kém
- A. Mặt gương
- B. Mặt đá hoa
- C. Áo len
- D. Tường gạch
Câu 5: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- A. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
- B. Xác định độ sâu của biển
- C. Làm đồ chơi “điện thoại dây”
- D. Làm tường phủ dạ, nhung.
Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
- B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng
- C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn
- D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.
Câu 7: Hãy chọn câu sai
- A. Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ
- B. Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn
- C. Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s
- D. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít
Câu 8: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là:
- A. 900m
- B. 1800m
- C. 3600m
- D. Một giá trị khác
Câu 9: Chọn câu trả lời sai Hiện tượng được phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- A. Trồng cây xung quanh bệnh viện
- B. Xác định độ sâu của biển
- C. Soi gương
- D. Làm tường phủ dạ, nhung
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
- A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ
- B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
- D. Cả ba trường hợp trên
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng Trong phòng kín ta thường nghe âm thanh to ngoài trời vì:
- A. Trong phòng kín thường có phản xạ âm. Tai người nhận được nhiều âm phản xạ cùng một lúc sẽ nghe to hơn
- B. Phòng kín nên âm không thoát ra ngoài được
- C. Ngoài trời âm thanh sẽ dễ bị tiêu tán
- D. Phòng kín nên không có sức cản của không khí do đó mà dễ truyền đến tai người nghe hơn
Câu 12: Tìm câu sai
- A. Phòng kín càng lớn tiếng vang càng to
- B. Trong phòng kín nào cũng đều có tiếng vang
- C. Người nói phải đứng cách tường hơn 11 m mới có thể nghe được tiếng vang
- D. Tai nhận được cùng lúc càng nhiều âm phản xạ thì sẽ nghe càng to
Câu 13: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?
- A. Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm
- B. Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm
- C. Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng
- D. Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 10: Nguồn âm
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 12: Độ to của âm