Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sở dĩ ta nhìn được mọi vật là vì:
- A. Các vật đó tự phát ra ánh sáng và những ánh sáng đó chiếu đến mắt ta
- B. Các vật đó nhận được ánh sáng từ các vật khác chiếu đến nó và phản xạ những ánh sáng đó vào mắt ta
- C. Các vật đó tự phát sáng và hắt lại những ánh sáng đó vào mắt ta
- D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta
Câu 2: Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau:
- A. Quyển sách
- B. Mặt Trời
- C. Bóng đèn bị đứt dây tóc
- D. Mặt Trăng
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng
- A. Chùm tia phân kì là chùm sáng phát ra từ nguồn điểm
- B. Chùm tia hội tụ là chùm sáng mà trong đó các tia sáng đồng qui tại một điểm
- C. Chùm tia song song là chùm gồm các tia sáng song song coi như phát ra từ vật ở xa
- D. A, B, C đều đúng
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
- A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.
- B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
- D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 5: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
- A. 20°
- B. 80°
- C. 40°
- D. 60°
Câu 6: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước?
- A. Hẹp hơn
- B. Bằng nhau
- C. Rộng hơn
- D. Có thể lớn hơn hoặc bằng
Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?
- A. Ảnh thật, bằng vật.
- B. Ảnh ảo, bằng vật.
- C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng băng khoảng cách từ vật đến gương.
- D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Câu 8: Một bạn học sinh đã đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương và rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Ảnh của viên bi là ảnh ảo
- B. Ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn
- C. Ảnh của viên bi lớn hơn viên bi
- D. Ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương
Câu 9: Chiếu một chùm tia tới phân kì đến gương cầu lõm ta có thể thu được những chùm sáng phản xạ nào sau đây
- A. Chùm sáng phân kì
- B. Chùm sáng hội tụ
- C. Chùm sáng song song
- D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 10: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
- A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
- B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
- C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
- D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Câu 11: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
- A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.
- B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
- C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
- D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
Câu 12: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
- A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng
- B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
- C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời
- D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Câu 13: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
- A. bằng hai lần góc tới
- B. bằng góc tới
- C. bằng nửa góc tới
- D. Tất cả đều sai
Câu 14: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
- A. Hình A
- B. hình B
- C. hình C
- D. hình D
Câu 16: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
- A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
- B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
- C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
- D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 17: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?
- A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật
- B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
- C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật
- D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
Câu 18: Để quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu?
- A. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
- B. Ở trước gương.
- C. Trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
- D. Ở trước gương và nhìn vào vật.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 19: Dòng điện Nguồn điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 18: Hai loại điện tích
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 11: Độ cao của âm
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện