Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
- A. Hút được mảnh vải khô
- B. Hút được mảnh nilông
- C. Hút được mảnh len
- D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 2: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
- A. Trời nắng
- B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
- C. Gió mạnh.
- D. Không mưa, không nắng.
Câu 3: Chọn câu giải thích đúng. Tại sao trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút các mẩu giấy nhỏ?
- A. Vì thanh nhựa chưa bị nhiễm điện
- B. Vì thanh nhựa trung hòa về điện
- C. Vì mẩu giấy trung hòa về điện
- D. Cả ba câu đều đúng
Câu 4:Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:
- A. 26
- B. 52
- C. 13
- D. không có electron nào
Câu 5: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
- A. Quạt máy
- B. Acquy
- C. Bếp lửa
- D. Đèn pin
Câu 6: Chọn câu sắp xếp các chất theo khả năng cách điện tốt tăng dần
- A. Không khí, nhựa, sứ
- B. Nước cất, thủy tinh, chất dẻo
- C. Cao su, gỗ khô, chất sứ
- D. Không khí, thủy tinh, nhựa
Câu 7: Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
- A. tạo thành dòng điện
- B. phát sáng
- C. trở thành vật liệu dẫn điện
- D. nóng lên
Câu 8: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ....... trong dây dẫn kim loại.
- A. hạt nhân nguyên tử
- B. êlectron tự do
- C. êlectron mang điện tích âm
- D. proton mang điện tích dương
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Khi đèn điôt phát quang phát sáng thì có:
- A. Dòng điện chạy từ bản cực âm sang bản cực dương của đèn
- B. Dòng điện chạy từ bản cực dương sang bản cực âm của đèn
- C. Dòng điện chạy từ bản cực này sang bản cực kia của đèn
- D. Không có dòng điện chạy vào các bản cực của đèn
Câu 10: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?
- A. Từ và hóa học
- B. Quang và hóa học
- C. Từ và nhiệt
- D. Từ và quang
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện chạy qua đèn có……………thì đèn…………….
- A. Cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng
- B. Cường độ càng lớn, sáng càng yếu
- C. Cường độ càng lớn, càng cháy sáng
- D. Cường độ thay đổi, sáng như nhau
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai?
Đơn vị của hiệu điện thế là:
- A. Vôn (V)
- B. Ampe (A)
- C. Milivôn (mV)
- D. Kilovôn (kV)
Câu 13: Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ dòng điện qua bóng
- A. không đổi
- B. giảm
- C. tăng
- D. lúc đầu giảm, sau tăng
Câu 14: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
- A. Dưới 220 V
- B. Trên 40 V
- C. Trên 100 V
- D. Trên 220 V
Câu 15: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?
- A. Không sử dụng điện.
- B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện.
- C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ.
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng: Có nên sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức cho các thiết bị điện như máy vi tính, tivi, tủ lạnh? Giải thích vì sao?
- A. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm điện.
- B. Có, vì sử dụng như vậy sẽ ăng tuổi thọ của thiết bị.
- C. Không, vì sử dụng như vậy sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị.
- D. Có hay không tùy từng thiết bị.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 14: Phản xạ âm Tiếng vang
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 10: Nguồn âm