Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
- A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
- B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
- C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
- D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 2: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
- A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
- B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
- C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
- D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì
- A. Chúng đẩy nhau
- B. Chúng hút nhau
- C. Không hút cũng không đẩy nhau
- D. Vừa hút vừa đẩy nhau
Câu 4: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
- A. vật b và c có điện tích cùng dấu
- B. vật b và d có điện tích cùng dấu
- C. vật a và c có điện tích cùng dấu
- D. vật a và d có điện tích trái dấu
Câu 5: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?
- A. Các hạt mang điện tích dương.
- B. Các hạt nhân của nguyên tử.
- C. Các nguyên tử.
- D. Các hạt mang điện tích âm.
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng: Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện?
- A. Gỗ
- B. Thủy tinh
- C. Nhựa
- D. Kim loại
Câu 7: Các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại bị cực dương của pin ….., cực âm của pin ……
- A. hút, hút
- B. hút, đẩy
- C. đẩy, hút
- D. đẩy, đẩy
Câu 8: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều:
- A. không xác định
- B. của dây dẫn điện
- C. thay đổi
- D. không đổi
Câu 9: Chọn phát biểu sai
- A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng
- B. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn, làm chất khí này nóng lên và phát sáng
- C. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng
- D. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng
Câu 10: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?
- A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
- B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
- C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
- D. Một đoạn băng dính.
Câu 11: Chọn đáp số đúng
- A. 1,25 A = 125 mA
- B. 0,125A = 1250 mA
- C. 125 mA = 0,125 A
- D. 1250 mA = 12,5 A
Câu 12: Giữa hai lỗ của ổ điện lấy trong mạng điện gia đình ở Việt Nam, giá trị hiệu điện thế là:
- A. 100 V hay 200 V
- B. 110 V hay 220 V
- C. 200 V hay 240 V
- D. 90 V hay 240 V
Câu 13: Bóng đèn pin có ghi 3V được mắc vào mạch điện. Nhận xét nào sau đây sai?
- A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 3V.
- B. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế thấp hơn 3V sẽ mau hỏng.
- C. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế 3V thì đèn sẽ sáng bình thường.
- D. Bóng đèn hoạt động ở hiệu điện thế lớn hơn 3V có thể bị hỏng.
Câu 14: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống
Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.
- A. có thể, bất kì nào
- B. có thể, tay, chân
- C. sẽ, trên đầu tóc
- D. không thể, nào đó
Câu 15: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không nhiều lắm thì bóng đèn sẽ hoạt động như thế nào?
- A. Sáng yếu hơn bình thường.
- B. Sáng mạnh hơn bình thường.
- C. Bị hỏng vì dây tóc nóng chảy và bị đứt.
Câu 18: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
- A. Vì người là vật dẫn.
- B. Vì người là chất bán dẫn.
- C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
- D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 8: Gương cầu lõm
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 bài 23 Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 14: Phản xạ âm Tiếng vang
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 10: Nguồn âm